TPO - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá-Thể thao Hà Nội cho biết, thành phố không bắn pháo hoa dịp lễ 30/4.
TPO - Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện lãnh đạo Sở Văn hoá-Thể thao Hà Nội cho biết, thành phố không bắn pháo hoa dịp lễ 30/4.
Theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, vào dịp 30 tháng 4 Dương lịch - Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (còn gọi là Ngày Chiến thắng), Hà Nội và TP.HCM được tổ chức bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút. Thời gian tổ chức bắn pháo hoa vào 21h ngày 30/4.
Pháo hoa thường được bắn ở các địa điểm công cộng như công viên, bờ hồ, hoặc các khu vực mở. Việc quyết định địa điểm tổ chức bắn pháo hoa thường phụ thuộc vào các quy định và sắp xếp cụ thể của chính quyền địa phương.
Vậy Hà Nội và TP.HCM bắn pháo hoa ở đâu trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2024? Năm nay, Hà Nội không tổ chức bắn pháo hoa trong Ngày Chiến thắng 30/4 mà sẽ bắn pháo hoa mừng Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10.
Bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 năm 2024 ở đâu?
Ngày 16/4, UBND TP.HCM có văn bản chỉ đạo về việc bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, theo đó thành phố sẽ tổ chức bắn pháo hoa nghệ thuật tại 16 địa điểm, gồm 1 điểm tầm cao và 15 điểm tầm thấp, kinh phí lấy từ nguồn xã hội hóa.
Người dân có thể xem bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 năm 2024 ở đâu tại TP.HCM? Điểm tầm cao được bố trí tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (thuộc TP Thủ Đức), các điểm bắn tầm thấp được tổ chức tại nhiều điểm dọc sông Sài Gòn và một số hướng khác.
Đặc biệt, trong số các điểm bắn pháo hoa tầm thấp, lần đầu tiên TP.HCM cho bố trí một trận địa pháo hoa trên sà lan tại cầu tàu Bến Bạch Đằng (thuộc Quận 1).
- Công viên khu Thanh Đa (quận Bình Thạnh)
- Khu vực cầu Rạch Chiếc (TP Thủ Đức)
- Khu biệt thự Thảo Điền (TP Thủ Đức)
- Khu công viên Landmark 81 (quận Bình Thạnh)
- Cầu tàu Bến Bạch Đằng (Quận 1)
- Khu đô thị Vạn Phúc (TP Thủ Đức)
- Khu vực cầu Tân Thuận 1 (Quận 4)
- Khu vực bờ sông phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức)
- Lô N4-D6 Khu công nghiệp Tây Bắc (huyện Củ Chi)
- Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (huyện Hóc Môn)
- Khu Truyền thống cách mạng cuộc Tổng tiến công và Nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh)
- Công viên Văn hóa Đầm Sen (Quận 11)
- Quảng trường rừng Sác (huyện Cần Giờ).
Thời gian bắn pháo hoa là từ 21h đến 21h15 ngày 30/4.
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về sử dụng pháo hoa, các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cũng được sử dụng pháo hoa trong dịp lễ 30/4 hằng năm. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Loại pháo hoa mà cá nhân được sử dụng phải là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là loại pháo hoa không gây ra tiếng nổ.
Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ.
Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian, trong đó, pháo hoa nổ là một loại pháo nổ bao gồm pháo hoa nổ tầm thấp và pháo hoa nổ tầm cao.
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Theo đó, TP. Hà Nội sẽ triển khai 30 điểm bắn với 31 trận địa, trong đó có 1 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp với 800 quả và 24 giàn hỏa thuật với 480 ống hỏa thuật tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình kết hợp khuôn viên đường đua F1, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm. Thời lượng bắn trong 15 phút, từ 21 giờ 30 phút đến 21 giờ 45 phút ngày 9/10.
8 trận địa bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp, mỗi trận địa 600 quả tại các quận: Hoàn Kiếm (khu vực trước trụ sở tòa soạn Báo Hà Nội Mới và trước Bưu điện Hà Nội), Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hà Đông và các huyện Thanh Trì, Đông Anh, thị xã Sơn Tây.
Địa điểm tổ chức bắn pháo hoa là khu vực trung tâm, những không gian công cộng lớn trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
Thành phố tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp tại trung tâm hoặc không gian công cộng của 22 quận, huyện, thị xã còn lại.
Hoạt động bắn pháo hoa nhằm khơi dậy niềm tự hào, khí thế hào hùng oanh liệt, giá trị và ý nghĩa lịch sử vẻ vang, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Thủ đô trong sự nghiệp giải phóng dân tộc; tạo động lực, khí thế xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến, anh hùng: Thủ đô Hòa bình - Văn minh - Hiện đại. Trong dịp này, Thành phố cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao trong suốt tuần lễ kỷ niệm, nhằm tạo ra một không khí lễ hội sôi động và ý nghĩa. Các hoạt động bao gồm diễu hành, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật và các trò chơi dân gian, nhằm tôn vinh truyền thống và bản sắc văn hóa của Thủ đô Hà Nội.
Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội yêu cầu các cơ quan hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, triển khai thực hiện kế hoạch nghiêm túc, cụ thể, tổ chức bắn pháo hoa đúng chương trình, thời gian quy định; chuẩn bị chu đáo về mọi mặt chỉ huy chặt chẽ, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, trang bị trước, trong và sau khi bắn pháo hoa.