Dưới đây là một số mẫu và giá tham khảo (các giá có thể thay đổi tùy vào thời điểm mua hàng):
Dưới đây là một số mẫu và giá tham khảo (các giá có thể thay đổi tùy vào thời điểm mua hàng):
TDM Tuấn Đức là đại lý cấp 1 của thiết bị vệ sinh Cotto ở khu vực TPHCM, Hà Nội, Bình Dương đáp cho cả nước. Hỗ trợ giao hàng miễn phí với đơn hàng trên 1.900.000đ tại các quận nội thành Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Phú, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh, Long Biên, Dĩ An (Bình Dương), các khu vực và tỉnh thành khác sẽ hỗ trợ giao hàng tùy vào từng đơn hàng.
Với mạng lưới 4 chi nhánh tại TPHCM, Hà Nội và Bình Dương cũng như khách hàng thường xuyên ở cách tỉnh miền Nam và miền Bắc chúng tôi gần như phân phối đi 63 tỉnh thành trên cả nước. Riêng quý khách mua hàng bồn cầu vệ sinh Cotto tại TPHCM sẽ nhận được nhiều ưu đãi và hỗ trợ dịch vụ sau bán hàng tốt nhất.
Nếu bạn đang tìm đại lý Cotto tại TP.HCM, Bình Dương hoặc Hà Nội, hãy liên hệ với hệ thống showroom thiết bị vệ sinh TDM Tuấn Đức chúng tôi theo địa chỉ:
Kỷ niệm 55 năm Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Chiến thắng buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” và làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.
Ảnh 1: Người biểu tình phản chiến ở Mỹ với sự châm biếm: Đế quốc Mỹ và “Con rối Sài Gòn”. Ảnh tư liệu lịch sử.
Mỹ leo thang chiến tranh xâm lược tại Việt Nam
Với sự hỗ trợ hàng tỷ USD của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp tại Đông Dương (1945-1954), tổng chỉ huy quân Pháp - tướng Henri Navarre đã viết trong hồi ký rằng: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ”. Tuy nhiên, quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “vang vọng năm châu, chấn động địa cầu” (ngày 7/5/1954), đánh bại cố gắng cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Tiếp đó, Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương (20/7/1954) đã được ký kết. Đây là văn kiện quốc tế đầu tiên, với sự tham dự của 5 cường quốc thế giới (Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc), tuyên bố tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam cùng hai nước Lào và Campuchia.
Không cam chịu thất bại, Mỹ đã quyết định hất cẳng Pháp để thực âm mưu của mình tại Việt Nam với bước đi đầu tiên là biến Miền Nam Việt Nam thành “thuộc địa kiểu mới”. Mỹ-ngụy đã đàn áp dã man phong trào yêu nước của nhân dân ta. “Tức nước vỡ bờ”, phong trào Đồng khởi của nhân dân miền Nam nổ ra vào năm 1960 và đã căn bản làm tan rã cơ cấu chính quyền cơ sở địch ở nông thôn. Ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập. Đầu năm 1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng được thành lập.
Từ giữa năm 1961, Mỹ-ngụy đã tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Xương sống của chiến lược này là “ấp chiến lược” nhằm tách cách mạng khỏi nhân dân để dễ bề tiêu diệt. Át chủ bài của chiến lược này là quân ngụy do Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện và chỉ huy. Tuy nhiên, với sự đấu tranh mạnh mẽ của quân dân ta, hệ thống “ấp chiến lược” bị sụp đổ đến 4/5 và nguỵ quân bị lung lay tận gốc. Đặc biệt, ngay khi thành lập, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (ngày 15/2/1961) đã liên tiếp lập nhiều chiến công. Trung ương Đảng nhận định: “Sau trận Ấp Bắc (tháng 1/1963), Mỹ đã nhận thấy không thể thắng được ta. Sau Chiến dịch Bình Giã, Mỹ lại nhận thấy có thể thua ta”. Ngày 20/1/1965, trong thông điệp nhậm chức Tổng thống Mỹ, Lyndon Johnson tuyên bố: “Mỹ phải có hành động mạnh mẽ hơn để ngăn chặn sự sụp đổ hoàn toàn của Quân đội Việt Nam Cộng hòa và chính quyền miền Nam, giữ vững Nam Việt Nam”. Thế là Mỹ đã thừa nhận đã thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Nhằm cứu vãn tình thế thất bại, ngày 5/8/1964, với việc dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, Mỹ đã phát động cuộc chiến tranh đánh phá ác liệt miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân với âm mưu ngăn cản chi viện của nhân dân miền Bắc đối với nhân dân miền Nam. Bên cạnh đó, từ tháng 2/1965, Mỹ và nhiều nước đồng minh, chư hầu (Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, New Zealand, Philippines…) cùng ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt Nam để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Theo thống kê, từ năm 1965 đến tháng 1/1973, Mỹ đã huy động khoảng 3 triệu lượt quân Mỹ sang miền Nam Việt Nam để tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ở đỉnh cao trong thời kỳ 1968-1969, có 638.000 quân Mỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh, trong số này có 535.000 quân Mỹ đóng ở miền Nam Việt Nam. Riêng về bộ binh, Mỹ đã huy động gần 70% tổng số bộ binh trong quân đội. Bên cạnh đó, Mỹ cũng tiếp tục mở rộng xây dựng quân ngụy Sài Gòn.
Trên Báo Nhân dân số 3992 (ngày 8/3/1965), Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Ở Hội nghị Genève, Chính phủ Mỹ đã tuyên bố rằng: Mỹ sẽ không đe doạ hoặc dùng vũ lực cản trở Hiệp định ấy. Nhưng chữ ký chưa ráo mực thì Mỹ đã dùng mọi cách phá hoại Hiệp định Genève”. Do đó, Người nhấn mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam nhất định thắng lợi “vì chúng ta có chính nghĩa; vì chúng ta đoàn kết một lòng, kiên quyết kháng chiến; vì chúng ta được sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và của nhân dân yêu chuộng chính nghĩa khắp thế giới – kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ”.
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968
Ðể đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam phát triển thế tiến công và liên tiếp đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 – 1967 của Mỹ. Trong đó nổi bật là Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã bẽ gãy cuộc hành quân Junction City (năm 1967) với 45.000 quân Mỹ.
Ảnh 2: Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận cờ và mệnh lệnh chiến đấu trước giờ xuất kích tại cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu lịch sử.
Những chiến thắng giòn giã nói trên đã củng cố thêm quyết tâm của Bộ Chính trị về quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 nhằm mở ra cục diện mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Thơ chúc Tết năm ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua/ Thắng trận tin vui khắp nước nhà/ Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ/ Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta”.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã mở màn vào đêm 30 rạng ngày 31/1/1968. Quân ta đồng loạt tiến công vào Sài Gòn và hơn 40 thành phố, thị xã khác (4 thành phố, 37 thị xã và hàng trăm thị trấn, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, hầu hết các bộ tư lệnh sư đoàn, 30 sân bay và gần 100 cơ sở hậu cần), làm cho Mỹ - ngụy bị bất ngờ, không kịp trở tay đối phó.
Đặc biệt, quân và dân Thừa Thiên - Huế đã đồng loạt tiến công, nổi dậy làm chủ thành phố Huế 26 ngày đêm trong mùa Xuân 1968, đánh lui hàng trăm đợt phản kích của địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng tiểu đội “11 cô gái sông Hương” bài thơ khen ngợi: “Dõng dạc trong tay khẩu súng trường/ Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường/ Bác khen các cháu dân quân gái/ Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương…”. Chiến công xuất sắc của quân và dân ta ở Huế đã được Hội nghị chiến tranh du kích toàn miền Nam lần thứ Tư (tháng 10/1968) chọn là một trong ba ngọn cờ đầu về chiến tranh du kích và được Bộ Chỉ huy các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam tuyên dương 8 chữ vàng: “Tiến công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường”.
Ảnh 3: Tiểu đội “11 cô gái sông Hương” trong Tết Mậu Thân năm 1968 được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen vì lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu chống ngoại xâm. Ảnh tư liệu lịch sử.
Ở Sài Gòn, sào huyệt đầu não của địch, quân và dân ta tập kích nhiều mục tiêu như tòa nhà Đại sứ Mỹ, dinh Tổng thống ngụy, Bộ Tổng Tham mưu ngụy, Bộ tư lệnh hải quân ngụy, đài phát thanh Sài Gòn... là những nơi đề xướng và điều hành mọi tội ác chiến tranh chống nhân dân, chống cách mạng. Quân ta cũng đã tấn công vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là nơi đặt sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Không quân, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 không quân, Bộ Tư lệnh quân Dù quân đội ngụy. Ðồng thời, sân bay này còn là nơi đặt sở chỉ huy các lực lượng quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV), trên thực tế là sở chỉ huy về mặt quân sự toàn bộ lực lượng quân sự của Mỹ ngụy và quân chư hầu tại miền Nam Việt Nam. Những chiến sĩ tham gia trận đánh này chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng để làm nên bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Lê Anh Xuân - phóng viên báo Văn nghệ Giải phóng: “Anh là chiến sỹ Giải phóng quân/ Tên Anh đã thành tên đất nước/ Ôi anh Giải phóng quân!/ Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất/ Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân” (Dáng đứng Việt Nam, tháng 3/1968).
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta không chỉ có ở Tết Mậu Thân, mà trên thực tế đây chỉ là đợt 1, còn đợt 2 và đợt 3 diễn ra mùa hè và mùa thu năm 1968. Kết quả trong năm 1968, theo Thông cáo của Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam ngày 20/12/1968, quân và dân ta ở miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 630.000 tên Mỹ, ngụy và quân của các nước đồng minh Mỹ; tiêu diệt và đánh thiệt hại 1 lữ đoàn, 7 trung đoàn, chiến đoàn, tiểu đoàn bộ binh, 18 chi đoàn thiết giáp; phá hỏng, phá huỷ 13.000 xe quân sự, 1.000 tàu, xuồng chiến đấu trên sông, 700 kho đạn, 100 khẩu pháo các loại; diệt, bức hàng, bức rút 15.000 đồn bốt, chi khu. Đánh giá về thắng lợi này, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng sau ngày toàn thắng (năm 1976) đã nêu rõ: “Thắng lợi rất oanh liệt của đòn tiến công và nổi dậy táo bạo, bất ngờ đó đã đảo lộn thế chiến lược của địch, làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ”, làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và ngồi vào bàn đàm phán với ta tại Hội nghị Paris”.
Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân Việt Nam ở miền Nam, ngày 31/3/1968, Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson phải tuyên bố đơn phương ngừng đánh phá miền Bắc từ Vĩ tuyến 20 trở ra và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Paris. Do lập trường cương quyết của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mỹ sau đó cũng buộc phải ngồi đàm phán với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và từ tháng 6/1969 là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (ngày 27/1/1973), kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại, Đảng đã tạo ra thế và lực mới cho cuộc chiến đấu của dân tộc ta, tạo thế xoay chuyển có lợi cho cách mạng, đi đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Sắp xếp theo: Sản phẩm nổi bật Giá: Tăng dần Giá: Giảm dần Tên: A-Z Tên: Z-A Cũ nhất Mới nhất Bán chạy nhất Tồn kho: Giảm dần