Ủy ban Điều tra Nga ngày 29.8 thông báo đã bắt cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Pavel Popov. Theo đài RT, ông Popov bị cáo buộc đã ép buộc các nhà thầu xây dựng phải cung cấp vật liệu xây dựng và dịch vụ miễn phí cho nhà riêng của ông tại vùng Moscow. Đổi lại, họ được tham gia đại dự án Công viên Yêu nước bên ngoài thủ đô, một trung tâm giải trí và giáo dục theo chủ đề quân sự do nhà nước cấp vốn.
Ủy ban Điều tra Nga ngày 29.8 thông báo đã bắt cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Pavel Popov. Theo đài RT, ông Popov bị cáo buộc đã ép buộc các nhà thầu xây dựng phải cung cấp vật liệu xây dựng và dịch vụ miễn phí cho nhà riêng của ông tại vùng Moscow. Đổi lại, họ được tham gia đại dự án Công viên Yêu nước bên ngoài thủ đô, một trung tâm giải trí và giáo dục theo chủ đề quân sự do nhà nước cấp vốn.
Thứ tư, 11/12/2024 11:10 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đã bị bắt giữ vào ngày 11/12 với cáo buộc nổi loạn liên quan đến lệnh ban bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk-yeol, gây ra tình trạng hỗn loạn trên phạm vi cả nước.
Hãng thông tấn Yonhap cho biết, Tòa án Trung tâm quận Seoul đã ban hành lệnh bắt giữ chính thức đối với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun sau khi ông này bị tạm giam từ hôm 8/12. Các công tố viên Hàn Quốc cáo buộc ông có vai trò trong cuộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực để cản trở việc thực hiện các quyền khi lệnh thiết quân luật được ban bố và có hiệu lực hồi tuần trước.
Tòa án Trung tâm quận Seoul đã chấp thuận yêu cầu bắt giữ Kim Yong-hyun do phía công tố viên Hàn Quốc đưa ra, trước lo ngại những bằng chứng sẽ bị tiêu hủy.
Cũng vào rạng sáng 11/12, hai quan chức cảnh sát cấp cao cũng đã bị bắt giữ trong bối cảnh cuộc điều tra về tình trạng hỗn loạn chính trị đang được thúc đẩy sau những tác động từ tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc.
Sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon Suk-yeol trở nên bấp bênh sau khi ông bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật đêm 3/12 với lý do ngăn chặn các hành động chống phá nhà nước của phe đối lập. Ngày 10/12, với tỷ lệ phiếu thuận áp đảo, Quốc hội Hàn Quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi bắt giữ khẩn cấp đối với Tổng thống Yoon Suk-yeol và một số quan chức cấp cao, đồng thời thông qua dự luật bổ nhiệm công tố viên đặc biệt điều tra cáo buộc chống lại Tổng thống.
Theo luật pháp Hàn Quốc, tổng thống hầu như được miễn trừ khỏi việc bị truy tố khi đang tại nhiệm, song việc miễn trừ này lại không áp dụng đối với các cáo buộc nổi loạn hoặc phản quốc.
Trước bối cảnh trên, đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền cho biết đang xây dựng "lộ trình từ chức" có thể dẫn đến việc Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chức vào tháng 2 hoặc tháng 3/2024 trước khi diễn ra cuộc bầu cử mới./.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc phát biểu tại Hội nghị an ninh quốc tế Matxcơva lần thứ 11 (MCIS-11) hôm 15-8 - Ảnh: AFP
Thông tin của Tân Hoa xã về việc Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc bị cho thôi chức không đi kèm bất kỳ chi tiết nào.
Hiện tại, chưa có thông tin nào về việc ai sẽ thay ông Lý làm bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc.
Tuyên bố về việc ông Lý bị miễn nhiệm được đưa ra chỉ vài ngày trước khi một phái đoàn Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến tới Bắc Kinh tham dự một diễn đàn an ninh khu vực. Vì vậy, có phân tích cho rằng đây là động tác mở đường cho việc nối lại đối thoại ở lĩnh vực quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc, vốn đã rơi vào tình trạng “đóng băng” trong suốt thời gian qua.
Hiện cũng chưa rõ việc ông Lý bị thay có nằm trong một kế hoạch cải tổ quân đội diện rộng của Trung Quốc hay không. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đặt mục tiêu biến Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc thành một lực lượng chiến đấu hàng đầu thế giới vào năm 2049, theo South China Morning Post.
Không rõ ông Lý phải rời nhiệm sở vì nguyên nhân gì. Đáng chú ý, ông là bộ trưởng thứ hai bị miễn nhiệm trong vài tháng qua, khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu nhiệm kỳ mới hồi tháng 10 năm ngoái.
Cụ thể, hồi tháng 7 năm nay, ngoại trưởng Trung Quốc, ông Tần Cương đã bị miễn nhiệm và thay bằng ông Vương Nghị - người cũng từng là bộ trưởng ngoại giao. South China Morning Post cũng lưu ý rằng phía Trung Quốc không đưa ra bất kỳ lý do nào về việc miễn nhiệm ông Tần.
Trước khi có thông tin về việc bị miễn nhiệm, ông Tần đã có thời gian khá dài không xuất hiện trước công chúng. Đó là lý do trong vài tháng gần đây, dư luận bắt đầu quan tâm tới tình hình của Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc, khi ông vắng bóng trong các sự kiện trước công chúng.
Một trong những lần cuối ông Lý Thượng Phúc xuất hiện trước ống kính là vào tháng 8-2023, khi ông dự Hội nghị an ninh quốc tế Matxcơva lần thứ 11 (MCIS-11) ở Nga. Ngày 29-8, ông Lý cũng dự và phát biểu tại phiên toàn thể của Diễn đàn Hòa bình và An ninh Trung Quốc - châu Phi lần thứ ba ở Bắc Kinh.
Thượng tướng Lý Thượng Phúc sinh năm 1958 ở Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Ông trở thành bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc ngày 12-3, thay ông Ngụy Phượng Hòa.
Cũng như ông Tần Cương, ông Lý Thượng Phúc cũng là một ủy viên quốc vụ. Ông Lý là gương mặt đại diện của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, và cũng là một thành viên của Quân ủy Trung ương Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vì vậy, quyết định miễn nhiệm ông Lý khỏi vị trí bộ trưởng quốc phòng lần này do Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thông qua.