Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Làm Thêm

Câu Hỏi Phỏng Vấn Xin Việc Làm Thêm

Nói xin việc làm thêm ở Nhật khó thì kkông khó mà dễ cũng chẳng dễ về cơ bản bạn phải thể hiện được sự nhiệt huyết và quan tâm đối với nhà tuyển dụng. Khi phỏng vấn dù qua điện thoại hay gặp trực tiếp các bạn nên chuẩn bị giấy bút và có thời gian chuẩn bị ban đầu về nội dung của công việc bạn ứng tuyển.

Nói xin việc làm thêm ở Nhật khó thì kkông khó mà dễ cũng chẳng dễ về cơ bản bạn phải thể hiện được sự nhiệt huyết và quan tâm đối với nhà tuyển dụng. Khi phỏng vấn dù qua điện thoại hay gặp trực tiếp các bạn nên chuẩn bị giấy bút và có thời gian chuẩn bị ban đầu về nội dung của công việc bạn ứng tuyển.

MỘT SỐ CÂU HỎI PHỎNG VẤN THƯỜNG GẶP VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI

Câu hỏi 1: Giới thiệu về bản thân bạn?

Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:

Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trong 2 phút, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác nhàm chán cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng.

Câu hỏi 2: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?

Một trong những cách tốt nhất để cho thấy rằng bạn là ứng viên thích hợp đó là: Đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương, thể hiện sự đam mê nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, thể hiện sự cầu tiến trong lĩnh vực bạn muốn chinh phục và cuối cùng hãy khẳng định năng lực của bạn hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển. Có thể sử dụng cách trả lời "Đây là vị trí công việc yêu thích của tôi, tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng, tôi muốn đây là công việc gắn bó lâu dài với mình".

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vị trí công việc này bạn có thể đưa ra các thông tin như: Đây là công việc yêu thích và có nhiều đam mê với nó, mong muốn được phát triển bản thân với công việc này, là một người yêu thích những cái mới, sẵn sàng tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.

Câu hỏi 3: Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì?

Để trả lời câu hỏi phỏng vấn điểm mạnh của bạn là gì: Trước tiên bạn phải xác định được bạn mạnh nhất ở mảng nào. Ví dụ: Bạn đã có kinh nghiệm 1 năm nhân viên kinh doanh thì điểm mạnh của bạn là có kĩ năng thuyết phục khách hàng, chịu được áp lực cao, nhanh nhẹn chủ động trong công việc... Hoặc bạn có thể đánh giá những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ....

Người phỏng vấn bạn sẽ quan tâm tới một số chi tiết về kỹ năng thực hiện công việc giới thiệu bản thân như khả năng làm việc nhóm hay độc lập, khả năng học hỏi, tập trung cho công việc, về tính cách có nhanh nhẹn, hòa đồng với đồng nghiệp, do đó hãy cho họ các thông tin trên.

Còn với câu điểm yếu của bạn là gì? thì khoan trả lời vội, bạn nên có sự tính toán một chút đừng nói hết tất cả điểm yếu, ngược lại bạn hãy bình tĩnh và khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình là gì? Tuy nhiên, điểm yếu này bạn vẫn đang cố gắng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nên đưa ra một số điểm yếu không quá ảnh hưởng tới công việc như: Tính cách nóng, thẳng tính nên dễ mất lòng, khả năng kìm nén cảm xúc thấp, một số điểm yếu mà bạn đang cố gắng khắc phục như khả năng báo cáo, văn bản, tiếng anh,...

Câu hỏi 4: Bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa?

Được đánh giá là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và quan trọng, cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn. Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng.

Trong trường hợp bạn chưa có nhiểu kinh nghiệm, hãy nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học học, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

Tuy nhiên, nên chú ý đến những gì bạn nói ra và những vì bạn viết trong các mẫu CV xin việc khi gửi cho nhà tuyển dụng. Đừng tạo ra sự khác nhau quá lớn giữa mục kinh nghiệm trong CV online và khi bạn trình bày thực tế.

Câu hỏi 5: Các thành tích đã đạt được trong công việc?

Hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây, những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện,từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

Câu hỏi 6: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Đừng để các nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tốt với các câu hỏi phỏng vấn dạng này, một lời khuyên chân thành cho bạn đó là đừng bao giờ đưa ra những lý do khiến bạn nghỉ việc tại công ty cũ như: Nội quy quá khắt khe, xung đột với đồng nghiệp hay do bất bình với sếp. Với những câu trả lời như thế bạn có thể bị loại ngay từ vòng gửi xe.

Vậy phải làm thế nào?. Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn này bằng nhưng câu đại loại như: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp, bạn không được làm công việc như mong muốn (công việc bạn đang ứng tuyển), cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn, cơ hội phát triển và học hỏi cao hơn để có thể cống hiến lâu dài. Các công ty sẽ thấy bạn là người thực sự đang muốn tìm một môi trường mới tốt hơn, do đó đừng quên đưa thêm lý do là: Qua tìm hiểu tôi được biết công ty có định hướng phát triển tốt, môi trường làm việc và các chế độ phù hợp với những gì tôi mong muốn.

Câu hỏi 7: Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Trong câu hỏi này, bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Một số lí do bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi, lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra; Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.

Câu hỏi 8: Bạn mong muốn gì ở công ty?

Hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn, những quyền lợi, đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động.

Câu hỏi 9: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì. Bạn đang ứng tuyển vào vị trí công việc này nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại không liên quan thì kết quả bạn đã biết, hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển cùng với lý do "Tôi muốn phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng chuyên môn với công việc này, tôi xác định đây là công việc yêu thích và sẽ gắn bó với tôi lâu dài."

Câu hỏi 10: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tượng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì tự tin mà để mức lương qua thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.

Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về quyền lợi được hưởng ví dụ như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản ... cho rõ ràng và cụ thể. Những câu hỏi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn, nếu cả hai thấy thỏa mãn thì tiếp tục đi đến các vòng phỏng vấn lần sau.

Câu hỏi 11: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?

Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là hãy cho thấy bạn đã từng đối mặt với áp lực và bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó. Nếu áp lực do công việc chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp, cách xử lý của bạn sẽ là tập trung và cố gắng hơn để đáp ứng được công việc, nhờ tới sợ trợ giúp của đồng nghiệp, bạn bè. Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc.

Câu hỏi 12: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?

Bạn sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty nên là câu trả lời cho câu hỏi trên, tuy nhiên bạn cũng nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác như thế nào, để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng.

Câu hỏi 13: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Bạn có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương của công ty, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, xin nghỉ phép, báo cáo công việc của công ty,...

Câu hỏi 14: Bạn sẽ hợp tác với chúng tôi bao lâu?

Không nên đưa ra thời gian nhất định để rả lời câu hỏi này, điều này sẽ làm các nhà tuyển dụng nghĩ bạn không muốn gắn bó và phát triển lâu dài cùng công ty, khôn khéo đưa ra các câu trả lời làm rõ ý định muốn gắn bó lâu dài cùng công ty. Nên đưa ra các câu trả lời có ý như: "tôi muốn gắn bó lây dài, chỉ cần công việc tốt và có cơ hội phát triển bản thân" hay "trước khi nộp đơn ứng tuyển tôi đã tìm hiểu rất kỹ về công ty, nên tôi rất mong muốn có thể hợp tác lâu dài cùng công ty".