Lễ hội chùa Ông năm 2023 có nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc, độc đáo nhất là lễ nghinh thần. Theo đó, Ban tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy. Đoàn nghinh thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5 km dọc sông Đồng Nai. Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân - sư - rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.
Lễ hội chùa Ông năm 2023 có nhiều hoạt động, trong đó đặc sắc, độc đáo nhất là lễ nghinh thần. Theo đó, Ban tổ chức huy động khoảng 1.000 người mặc trang phục truyền thống xuất du bằng đường bộ và đường thủy. Đoàn nghinh thần bằng đường thủy đi trên 10 phà, di chuyển hơn 5 km dọc sông Đồng Nai. Đoàn xuất du đường bộ di chuyển trên nhiều tuyến đường thuộc thành phố Biên Hòa. Các đoàn nghinh thần đều được trang hoàng lộng lẫy, biểu diễn tiết mục thổi sáo, múa dân gian, lân - sư - rồng, qua đó tạo nên không khí lễ hội đầy màu sắc và náo nhiệt.
Hiện nay vé xe điện tại khu chùa Tam Chúc đang áp dụng là: 45.000 đồng/người/lươt. Khứ hồi 90.000 đồng/khách. Với phương tiện xe điện, du khách sẽ có cơ hội khám phá những cung đường quanh co bao quanh khuôn viên chùa Tam Chúc với một bên là núi non hùng vĩ, một bên là hồ Tam Chúc nên thơ.
Nếu đi xe điện thì chưa đến 10 phút là đến đến trước cổng Tam Quan nội. Tuy nhiên, nếu đi xe điện bạn sẽ không tham quan được đình Tam Chúc.
Khi đi chùa Tam Chúc bạn cần lưu lý một số vấn đề sau đây:
Về trang phục: Khi đến tham quan chùa, du khách lưu ý mặc những trang phục kín đáo, lịch sự, không thắp hương quá nhiều và xả rác bừa bãi. Dịp đầu năm, người đến hành hương đông, du khách nên chủ động bảo quản tài sản cá nhân, tránh thất lạc đồ đạc.
Cảnh chùa đẹp kiểu truyền thống nên các bạn nên chọn lựa quần áo sẫm màu, trang phục cổ trang, váy bánh bèo dài thì chụp sẽ đẹp hơn. Không nên đi cao gót hoặc chỉ đi cao gót khi chụp hình thôi nhé, không là mất vui đó, đi bộ và leo bật thang khá nhiều, tốt nhất vẫn là giày thể thao or dép thấp. Nếu bạn đi chùa Tam Chúc vào mùa hè và mùa đông bạn cần chuẩn bị kỹ trang phục. Mùa hè cần thêm mũ nón, áo chống nắng, chai nước cá nhân. Mùa Đông mặc ấm, nên có mũ, khăn, áo dày vì chùa Tam Chúc có hồ và khi lên núi cao nhiệt độ sẽ lạnh hơn ở đồng bằng.
Về sức khỏe và tinh thần: Cần chuẩn bị sức khoẻ thật tốt và không nên đi cao gót vì phải đi bộ và leo nhiều. Nên chuẩn bị thêm mũ khẩu trang, Chùa đang trong quá trình xây dựng khá là bụi, có khẩu trang sẽ giúp bạn phòng chống các bệnh đường hô hấp và hạn chế việc lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.
Về cách dâng lễ cúng bái: Bạn cần đặt đúng các lễ ở các vị trí ban thờ, tránh nhầm lẫn giữa các lễ dâng thờ Phật với các vị thánh mẫu, thành hoàng... Một lưu ý đặc biệt quan trọng khi việc đang lễ cúng bái: Hiện nay nhà chùa có sử dụng hương vòng và một số loại hương to thắp cả ngyaf, vì vậy bạn nên hạn chế việc thắp thêm hương theo hướng dẫn của nhà chùa hoặc nếu có thắp thì cũng chỉ thắp ở ban chính, không thắp quá nhiều hương có thể ảnh hưởng đến mỹ quan và mất an toàn trong phòng chống cháy nổ. Về việc công đức phục vụ hỗ trợ việc trùng tu, tôn tạo chùa: Nếu quý khách thành tâm muốn công đức vui lòng gửi tiền công đức vào các hòm công đức tại các vị trí được sắp đặt đón nhận trong chùa, chú ý không để tiền vào tay tượng Phật và hạn chế việc đặt tiền vào lễ dâng cúng để giữ thanh tịnh cho chùa và giữ nét đẹp văn hóa của nhà chùa. Về mua sắm, ăn uống: Trong chùa có rất nhiều cây bán nước tự động và khu ẩm thực với giá cũng phải chăng nên mọi người cũng không cần chuẩn bị trước nhiều, vì nếu bạn chuẩn bị quá nhiều sẽ phải mang theo trên người mà cả quá trình bạn sẽ phải đi bộ và leo dốc nhiều sẽ rất mệt. Đi chùa cần sự thoải mái và thanh tịnh, tốt nhất chỉ nên mang theo những đồ gọn nhẹ nhất có thể đủ để đảm bảo duy trì sức khỏe trong quá trình di chuyển. Ngoài ra hệ thống nhà hàng ẩm thực trong chùa cũng tương đối nhiều có thể phục vụ quý khách ở nhiều điểm với giá cả tương đối hợp lý, bạn có thể xem xét và sắp xếp cho hợp lý để chuyến đi đỡ vất, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giữ tinh thần được thoải mái. Về an ninh, trật tự: Chùa Tam Chúc với khuôn viên khá rộng, những ngày cao điểm sẽ có hàng ngàn người đến chiêm bái và lễ Phật, tuy nhiên đây cũng là cơ hội cho một số kẻ gian lẫn vào đoàn người có thể thực hiện các hành vi trộm cắp, vì vậy bạn nên hạn chế việc đeo quá nhiều trang sức quý giá, nên đặc biệt lưu ý giữ gìn đồ cá nhân cẩn thận để đề phòng trộm cắp nơi đông người.
Khu du lịch Tam Chúc cũng như nhiều điểm đến tâm linh khác trong quần thể Tam Chúc hoàn toàn miễn phí vé thăm quan.
Tuy nhiên nếu bạn đến nơi đây có thể sẽ cần đến một số dịch vụ hỗ trợ để thuận tiện hơn cho hoạt động thăm quan đi lại của quý khách như xe điện, thuyền thăm quan các danh thắng trong lòng hồ Tam Chúc.
Nhìn chung Khu du lịch Tam Chúc là một quần thể di tích và danh thắng với nhiều điểm thăm quan khá thú vị. Đây cũng là địa điểm được nhiều ưu đãi từ thiên nhiên, kết hợp với sự đầu tư của con người tạo nên cho nơi đây trở thành cả một quần thể danh thắng tuyệt đẹp.
Hiện tại Khu du lịch Tam Chúc được phân thành 4 phân khu chính là: Khu tiếp đón, Khu tâm linh, Khu Trải nghiệm, Khu bảo tồn thiên nhiên. Mỗi một phân khu sẽ được xây dựng nhiều công trình kiến trúc tôn giáo với công năng khác nhau tạo nên tổng thể đa dạng và hài hòa của toàn khu.
1. Khu đón tiếp của KDL Tam Chúc được bắt đầu ngay từ cổng Tam quan ngoại với thiết kế mang đậm nét đặc trưng của lối kiến trúc chùa chiền truyền thống.
Tại khu tiếp đón, trên mỗi chặng đường nhỏ sẽ luôn có sự đồng hành của đội an ninh, nhân viên y tế và các bạn tư vấn viên rất nhiệt tình hướng dẫn.
Với quy mô thống nhất khu tiếp đón sẽ giúp cho ngay cả những du khách từ phương xa cũng có thể dễ dàng nắm bắt ngay hành trình thăm quan chiêm bái của mình.
Tam quan ngoại: với triết lý sắc sắc không không là triết lý vô cùng sâu sắc của đạo Phật đã được thể hiện ngay khi quý phật tử bước vào cổng tam quan ngoại của chùa.
Bãi đỗ xe: Sau khi di chuyển qua cổng tam quan ngoại , quý du khách sẽ thấy ngay một hệ thống biển bảng của bộ phận an ninh rất chi tiết và dễ hiểu. Chỉ cần đi theo chỉ dẫn du khách sẽ dễ dàng đỗ xe đúng theo quy định.
Chợ xuân Tam Chúc: Chợ xuân Tam Chúc là điểm đến tiếp theo sẽ đem lại cảm giác hoài niệm với những thức quà quê như bánh đúc, bánh đa, cá kho,.. ngoài ra khu lưu niệm với số lượng mặt hàng đa dạng trưng bày bắt mắt đem lại một trải nghiệm thú vị với tất cả quý khách.
Trung tâm hội nghị Vesak: Công trình còn có tên gọi khác là nhà Đón tiếp hay Tòa thủy đình vì được xây nổi trên mặt nước hay nhà Vesak. Đồng thời năm 2019, nơi đây cũng là nơi tổ chức đại lễ Vesak Liên hợp quốc.
Bến thuyền TT Hội nghị Quốc tế Vesak: Sau khi du khách đã lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất tại khu vực Trung tâm Hội Nghị Quốc tế Vesak, quý vị sẽ được hướng dẫn di chuyển đến bến thuyền để chuẩn bị cho hành trình tham quan hồ Lục Nhạc - một trong những hồ nước ngọt đẹp và rộng nhất Việt Nam.
Bến thuyền Tam Quan Nội: Kế tiếp hành trình thưởng ngoạn trên Hồ Lục Nhạc kéo dài trong vòng 30 phút, các bác lái thuyền sẽ dừng tại Bến thuyền Tam Quan Nội để giúp du khách chuẩn bị cho hành trình thăm quan khu tâm linh của chùa Tam Chúc. Tại đây, quý khách có thể tự do tham quan, vãn cảnh chùa và chiêm bái Phật.
Bến xe điện khách xá - Chùa Ba Sao: Một trong những địa điểm, nhất định phải đến khi đến với Tam Chúc chính là chùa Ba Sao, một ngôi chùa được trùng tu tôn tạo trên nền ngôi chùa cổ “Tam Tinh tự”.
2. Khu tâm linh chùa Tam Chúc: Đây có thể xem là khu trung tâm vùng lõi của toàn bộ khu du lịch tâm linh chùa Tam Chúc. Đến thăm quan khu vực này bạn có thể thỏa sức khám phá và chiêm bái lễ Phật với các điểm thăm quan nổi bật sau:
Đảo cò: Không cần phải đi xa, chỉ khoảng 5-10 phút lên thuyền khi chiều buông, du khách có thể thấy hàng ngàn chú chim đậu trắng núi, hòa mình vào phong cảnh hữu tình tại Đảo cò.
Đình làng Tam Chúc: Đình làng Tam Chúc là nơi du khách được ghé thăm trên hành trình du thuyền của mình. Nơi đây xưa thờ Đinh Tiên Hoàng Đế, Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt và thần Linh Lang Bạch Mã.
Đền Mẫu: Đền Mẫu với kiến trúc độc đáo, là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh, Tam tòa thánh mẫu và Ngũ vị tiên ông.
Tam quan nội: Đây là một kiến trúc thường thấy trong các ngôi chùa truyền thống của Việt Nam.
Vườn Cột kinh: Nếu đã tới được cổng Tam Quan, bạn đi tiếp sẽ thấy vườn Cột Kinh với cột kinh khổng lồ được đặt theo hàng lối vô cùng nghiêm trang. Vườn Cột Kinh Phật luôn là nơi níu chân các du khách thập phương , bởi trên mỗi cột kinh là những lời đức phật răn dạy thế hệ mai sau.
Điện quán Âm: Bên trong đại điện có đặt một pho tượng Quán Âm Bồ Tát bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 100 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác.
Điện giáo chủ: Tại điện đặt bàn thờ gồm 01 pho tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do các nghệ nhân Việt Nam chế tác.
Điện Tam Thế: Điện Tam Thế nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển. Đây là một công trình hạng mục lớn nhất và được khởi công xây dựng và hoàn thiện đầu tiên tại chùa Tam Chúc. Khi khánh thành, vị thế tựa sơn, hướng thủy của chùa Tam Chúc được thể hiện rõ nhất tại đây.
Vạc Phổ Minh: Ngay tại sân Điện Tam Thế, phật tử sẽ được chiêm ngưỡng Vạc Phổ Minh. Vạc này được đúc năm 2009 dựa trên ý tưởng của Vạc Phổ Minh - một trong An Nam Tứ đại khí của thời đại Lý - Trần.
Cây bồ đề thiêng: Sân điện Tam Thế hiện đang trồng một cây rất quý, đó chính là cây bồ đề được chiết ra từ “Cây Bồ Ðề Vĩ Ðại Cát Tường” ở Thánh tích Mahamegha, cố đô Anuradhapura của Sri Lanka. Cây bồ đề này được coi là cây bồ đề có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay và được coi là báu vật của quốc đảo này.
Nhà thờ Tổ: Nhà thờ tổ tại chùa Tam Chúc hiện tại đang dành để thờ những vị sư tổ có công khai sang và truyền bá đạo phật tại việt Nam.
Nhà Tứ ân: Đây là nhà thờ những vị có công xây dựng, tôn tạo nên quần thể danh thắng Tam Chúc.
Chùa Ngọc: Đến được chùa Ngọc là một trong những thử thách dành cho du khách với 299 bước chân. Nhưng khi đã trải qua được 299 bước, khi nhìn xuống dưới phật tử sẽ thấy toàn bộ khu tâm linh chùa Tam Chúc giống như chốn bồng lai tiên cảnh với núi non, hồ nước, thảm thực vật và những công trình kiến trúc độc đáo.
Chùa Ba Sao: Chùa Ba Sao được xây dựng từ nghìn năm về trước từ thời nhà Lý. Đến thời Trần Chùa được người dân xây dựng và tu bổ lại. Đây cũng là nơi lưu dấu ấn của Thiền sư Nguyễn Minh Không trên con đường tu tập hành đạo, tìm cây thuốc cứu nhân độ thế của ngài.
3. Khu trải nghiệm tại Tam Chúc: là khu vực có các công trình hỗ trợ phục vụ cho các hoạt động viếng thăm quan và lễ phật của du khách thập phương khi tới thăm quan chùa Tam Chúc. Khu vực này bao gồm hệ thống các nhà hàng, khách xá Tam Chúc, chợ quê Tam Chúc, các khu vực thiền định, và các dịch vụ bổ trợ khác phục vụ cho quý khách như: thuyền kayak, đạp xe địa hình, café An Lạc…
4. Khu Bảo tồn thiên nhiên: Đây là khu vực tảo bồn thiên nhiên để bảo vệ cho các loài Voọc mông trắng, cò. Khu vực này bạn có thể chiêm ngưỡng khi sử dụng phương tiện di chuyển là thuyền vì khu bảo tồn này chủ yếu nằm trong khu vực lòng hồ Tam Chúc.