Hình Ảnh Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững

Hình Ảnh Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững

Đây là chia sẻ của ông Vũ Trung Kiên - Chuyên gia tín chỉ carbon - Giám đốc công ty NRG về câu chuyện chuyển đổi các nỗ lực sản xuất xanh thành tín chỉ carbon, tại hội thảo "Đổi mới sáng tạo xanh cho các nhà máy và khu công nghiệp - Thuận dòng để phát triển bền vững", sáng 8/8.

Đây là chia sẻ của ông Vũ Trung Kiên - Chuyên gia tín chỉ carbon - Giám đốc công ty NRG về câu chuyện chuyển đổi các nỗ lực sản xuất xanh thành tín chỉ carbon, tại hội thảo "Đổi mới sáng tạo xanh cho các nhà máy và khu công nghiệp - Thuận dòng để phát triển bền vững", sáng 8/8.

Quy mô và vị thế trên thị trường:

Vingroup đã và đang đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, nâng cao đời sống của người dân và khẳng định vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Lịch sử hình thành và phát triển:

Vingroup là một tập đoàn kinh doanh đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ, giáo dục, y tế, công nghệ và năng lượng. Tập đoàn được thành lập vào năm 1993 tại Ukraina và từ đó đã trở thành một trong những tên tuổi quan trọng trên thị trường kinh doanh Việt Nam.

Tạo dựng niềm tin và sự gắn kết của nhân viên

Nhân viên tự hào và trung thành với công ty

Nâng cao tinh thần làm việc và hiệu suất lao động

Đẩy mạnh đầu tư, tuyển dụng nhân sự

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Song theo các chuyên gia kinh tế, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Kiên định với chiến lược sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ, năm 2024, THACO AGRI tiếp tục đầu tư 5.800 tỷ đồng vào các dự án đầu tư xây dựng, trồng mới, chăn nuôi tạo nền tảng để phát triển nông nghiệp bền vững. Theo đó, THACO AGRI thực hiện trồng mới 7.600 hecta chuối, nâng tổng diện tích sản xuất chuối lên 11.600 hecta. Ngoài ra, Tập đoàn cũng đặt kế hoạch nâng tổng số đàn bò đến cuối năm 2024 là 151.500 con, sản lượng bò xuất bán ước đạt 17.200 con; tổng diện tích cây ăn trái kết hợp chăn nuôi bò là 7.100 hecta và diện tích cây lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi bò là 580 hecta, sản lượng trái cây ước đạt 7.200 tấn....Đồng thời, tiếp tục chăm sóc thu hoạch mủ cao su trên tổng diện tích 9.500 hecta, sản lượng mủ cao su dự kiến đạt 14.400 tấn; tổ chức chăn nuôi heo với tổng đàn 136.600 con, sản lượng heo thịt xuất bán năm 2024 ước đạt 158.800 con; sản xuất 120.000 tấn thức ăn chăn nuôi; tiếp tục phát triển dự án nuôi cá nước ngọt giá trị cao, trong đó hoàn thiện trại cá giống và nuôi đại trà cá thịt.

Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, THACO AGRI đang đẩy mạnh tuyển dụng 12.600 nhân sự, nâng tổng số nhân sự biên chế của THACO AGRI đến cuối năm nay là 34.300 nhân sự. Trong đó, Tập đoàn tập trung tuyển dụng công nhân tại các địa phương thuộc Lào, Campuchia và nhân sự kỹ thuật sản xuất trồng trọt, chăn nuôi là người nước ngoài.

Song song với hoạt động sản xuất kinh doanh, THACO AGRI cũng luôn quan tâm, chăm lo đời sống cho người lao động như: xây dựng các khu nhà ở miễn phí, các cửa hàng tiện ích; thực hiện ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội; thành lập các phòng y tế khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người lao động khi đau ốm; tổ chức lớp học miễn phí cho con em người lao động Campuchia…

Với tầm nhìn “Trở thành Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu khu vực ASEAN vào năm 2025”, THACO AGRI đã và đang đẩy mạnh đầu tư, sản xuất kinh doanh theo lộ trình bài bản, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm Việt khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, hoàn thiện các chính sách, chế độ và xây dựng môi trường làm việc văn hóa, thuận tiện để thu hút đội ngũ nhân sự phù hợp, hướng đến phát triển bền vững.

Người tiêu dùng Việt Nam từ lâu đã quen thuộc với thương hiệu Bia Sài Gòn của Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO, mã: SAB) từ một xưởng bia nhỏ do người Pháp thành lập, sau 150 năm hình thành và phát triển trong ngành sản xuất đồ uống, SABECO đã trở thành một doanh nghiệp giá trị vốn hóa lớn và hệ thống trải rộng khăp 63 tỉnh, thành trên cả nước cũng như xuất khẩu tới 38 thị trường quốc tế.

Năm 2023, SABECO vinh dự nằm trong Top 100 Doanh nghiệp phát triển bền vững (Top 100 CSI) do Hội đồng thương mại và phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) trao tặng.

Năm 1875, ông Victor Larue, người Pháp, lập một xưởng bia và nước đá trên con đường nay là Nguyễn Chí Thanh (quận 5, TP HCM). Sau 1975, nhà máy được Công ty Rượu Bia miền Nam quản lý, đổi tên thành Công ty Bia Sài Gòn (SABECO) từ năm 1993. Đến nay, nhà máy này vẫn là biểu tượng kiến trúc độc đáo, tồn tại giữa lòng thành phố phát triển nhất cả nước, lưu trữ những giá trị văn hóa lịch sử của của gần 150 năm sản xuất bia tại Việt Nam.

Để đạt được vị thế như hiện tại, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, SABECO luôn nỗ lực tạo ra những thay đổi tích cực để nâng cao vị thế thương hiệu Việt. Hương vị độc đáo của Bia Sài Gòn là kết tinh sản vật của vùng đất phương Nam trù phú và tinh thần hào sảng phóng khoáng của người Sài Gòn, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Với hai loại bia chai Larue dung tích 610 ml và bia chai 333 dung tích 330 ml thời kỳ đầu tiếp quản, đến nay, SABECO đã phát triển 13 dòng sản phẩm là bia chai Saigon Special, bia chai Saigon Export Premium, bia chai Saigon Lager, bia chai 333 Premium, bia chai Saigon Chill, bia chai Lạc Việt, bia lon Saigon Gold, bia lon Saigon Special, bia lon Saigon Export Premium, bia lon Saigon Lager, bia lon 333, bia lon Saigon Chill, bia lon Lạc Việt.

Trong sự chuyển biến của thời gian, thị trường đã xuất hiện rất nhiều thương hiệu bia nổi tiếng trên thế giới nhưng tên tuổi của SABECO cùng các thương hiệu Bia Sài Gòn, Bia 333 vẫn là thương hiệu quen thuộc với người yêu bia cả nước.

Đồng thời, dẫn đầu thị trường bia Việt Nam và đang trên đường chinh phục những thị trường khó tính như Đức, Mỹ, Nhật, Hà Lan…Không chỉ tập trung vào bia, SABECO còn mở rộng danh mục sản phẩm với nước khoáng, nước ngọt đóng chai và không ngừng đổi mới để phù hợp với những chuyển biến của xã hội, đồng thời bảo tồn giá trị truyền thống.

Tại thông điệp gửi tới các cổ đông trong Báo cáo thường niên năm 2023, ông Lester Tan - Tổng giám đốc SABECO cho biết, thị trường bia rượu Việt Nam đang đứng trước thách thức về việc thực thi nghiêm ngặt Luật Phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm không ngừng nghỉ SABECO “biến khó khăn thành cơ hội”. Do vậy, những thách thức trong hoạt động kinh doanh đã được giải quyết bằng nhiều sự sáng tạo. Nhờ đó, SABECO vừa qua đã công bố lợi nhuận sau thuế đạt 4.255 tỷ đồng trong năm 2023, hoàn thành kế hoạch tỷ lệ cổ tức 35% như đã đề ra.

Để tri ân những người đã đồng hành cùng doanh nghiệp, SABECO đã thực hiện thành công việc phát hành cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1, qua đó tăng cường lợi nhuận cho các cổ đông.

Bên cạnh việc gìn giữ giá trị thương hiệu, hoạt động đầu tư của SABECO cũng không ngừng mở rộng. Đơn cử, trong giai đoạn 2022-2023, Công ty đã đầu tư nâng công suất Nhà máy Bia Sài Gòn Quảng Ngãi lên 250 triệu lít/năm, tiếp tục lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà cho 17 nhà máy trực thuộc.

Song song với đó, SABECO cũng triển khai dự án tổng thể kho bãi - điều vận có tổng diện tích 31.000 m2, sức chứa 30.000 pallet, nhằm tối ưu hóa việc bảo quản và lưu trữ hàng hóa và cung ứng, đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

Trên cơ sở phân tích cơ hội và thách thức từ thị trường, năm 2024, SABECO tập trung nguồn lực xây dựng thương hiệu và các hoạt động phát triển thị trường, bao gồm xây dựng chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phân phối, tiêu thụ phù hợp với xu hướng tiêu dùng, song song với việc cấu trúc toàn diện hệ thống phân phối theo hướng chuyên nghiệp, hỗ trợ hiệu quả cho việc kiểm soát theo kênh và phân khúc sản phẩm.

Mục tiêu doanh thu năm 2024 của SABECO đạt 34.397 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 4.580 tỷ đồng, lần lượt tăng 13% và 8% so với mức thực hiện trong năm 2023. Ba lĩnh vực trọng yếu gồm tối ưu hoạt động thương mại, hiệu quả chuỗi cung ứng và ESG tiếp tục là trụ cột giúp Công ty đạt được mục tiêu kỳ vọng.

Ông Lester - Tan nhấn mạnh, SABECO luôn cam kết mang đến chất lượng sản phẩm vượt trội, triển khai các hoạt động thương mại một cách mạnh mẽ và hướng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng. Đây đều là những nguyên tắc cốt lõi trong quá trình đưa ra quyết định và thực thi hành động của doanh nghiệp.

Cho biết thêm ông Koh Poh Tiong, thành viên HĐQT SABECO nhấn mạnh, năm nay, Công ty đã thành lập Ủy ban Phát triển bền vững và Quản trị rủi ro để hỗ trợ Ban giám đốc triển khai hiệu quả các sáng kiến và mục tiêu ESG, dưới sự cố vấn rủi ro của HĐQT và Uỷ ban Kiểm toán, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và cổ đông.

Với cam kết đầu tư phát triển kinh doanh đi đôi với phát triển bền vững, SABECO luôn nỗ lực tạo ra những thay đổi tích cực để nâng cao vị thế thương hiệu Việt, thúc đẩy sự phát triển tích cực cho cộng đồng. Mô hình phát triển bền vững của SABECO chú trọng vào 4 mục tiêu: Consumption (Tiêu thụ) - Conservation (Bảo tồn) - Country (Đất nước) - Culture (Văn hóa).

Bên cạnh đó, SABECO cũng cam kết đồng hành với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050, tiếp tục hợp tác với cộng đồng các địa phương trên khắp lãnh thổ Việt Nam nhằm chung tay đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Qua nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng, lĩnh vực nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể, giữ vững vai trò trụ đỡ nền kinh tế. Toàn ngành đã nỗ lực lớn, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, sáng tạo, đổi mới tư duy để vượt qua khó khăn, thách thức, đạt các mục tiêu đề ra trong sản xuất, xuất khẩu và xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách

Xác định công tác xây dựng thể chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, giai đoạn 2021-2022, ngành nông nghiệp đã triển khai nhiều công việc hiệu quả. Riêng năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành đúng tiến độ, trình Chính phủ ban hành 7 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 3 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 18 thông tư.

Thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, luật pháp, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Ðồng thời nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển sang sản xuất và phân phối sản phẩm nông sản theo phương thức "đặt hàng tương lai" để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua việc tổng hợp, dự báo sản lượng, chất lượng hàng hóa và liên kết chào bán.

Bên cạnh đó, hoàn thành công việc trong Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tham gia xây dựng Ðề án tổng kết Nghị quyết, phối hợp báo cáo Bộ Chính trị, trình Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chủ trì xây dựng trình Chính phủ xem xét ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW. Ngoài ra, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022.

Nông nghiệp tăng trưởng cao và bền vững

Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) vẫn tăng 2,85%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD. Năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD.

Năm 2021, mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội, nhưng giá trị gia tăng toàn ngành (GDP) vẫn tăng 2,85%, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 48,6 tỷ USD. Năm 2022, giá trị gia tăng toàn ngành tăng cao nhất trong những năm gần đây, đạt 3,36%; kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD.

Trong năm 2023, tăng trưởng toàn ngành quý I ghi nhận mức 2,52%. Những thành quả đó có được là từ việc thực hiện quyết liệt, sát sao các nhiệm vụ của ngành nông nghiệp, như Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng nêu rõ: "Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các chuỗi giá trị".

Thực tế, về sản xuất nông nghiệp, việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn với năng suất, chất lượng ngày càng cao; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân nông thôn. Trên cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo trục sản phẩm chủ lực.

Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp, Phó Cục trưởng Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường Lê Thanh Hòa cho biết: Giai đoạn 2021-2022, nhiều văn bản, chính sách về lĩnh vực này được ban hành, như: Quyết định số 858/QÐ-TTg ngày 20/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông, lâm, thủy sản đến năm 2030; Quyết định số 417/QÐ-TTg ngày 22/3/2021 phê duyệt "Ðề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030"...

Theo đó, thực hiện các cơ chế khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, nâng cao năng lực công nghiệp phụ trợ. Năm 2022, có 9 dự án chế biến với tổng mức đầu tư hơn 6.750 tỷ đồng được khởi công, khánh thành, đi vào hoạt động, tạo bước đột phá về chế biến và xuất khẩu nông sản.

Việc phát triển kinh tế hợp tác cũng đặc biệt được chú trọng theo quan điểm từ Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII: "Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm".

Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Giai đoạn 2021-2022, các hợp tác xã kiểu mới hiệu quả được nhân rộng; số lượng hợp tác xã, trang trại nông nghiệp tiếp tục tăng, dần thích nghi với cơ chế thị trường.

Riêng năm 2022, cả nước thành lập mới 980 hợp tác xã nông nghiệp, nâng tổng số hợp tác xã nông nghiệp lên gần 21.000. Ngoài ra, lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp cũng ngày càng lớn mạnh, đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2022, thành lập mới 821 doanh nghiệp nông nghiệp, nâng tổng số lên 14.995 doanh nghiệp, tăng hơn 9,8% so với năm 2021. Sự lớn mạnh của các hợp tác xã, doanh nghiệp đã góp phần quan trọng đưa nền nông nghiệp tiếp cận các xu thế phát triển trên thế giới như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn.

Theo Viện trưởng Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Công Thắng, phát triển kinh tế tuần hoàn đã được đề cập tới tại nhiều văn bản, chính sách thời gian qua như Quyết định số 687/QÐ-TTg ngày 7/6/2022 phê duyệt Ðề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1658/QÐ-TTg ngày 1/10/2021 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050. Ðiều này đã và đang thúc đẩy tiến trình chuyển đổi mô hình từ "kinh tế tuyến tính" sang "kinh tế tuần hoàn", góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.

Nhiều trái ngọt trong xây dựng nông thôn mới

Văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng xác định rõ: "Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; kết nối nông thôn với đô thị; tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới kiểu mẫu và bảo vệ môi trường sinh thái". Ðến hết năm 2022, cả nước có khoảng 6.009/8.225 xã (73,06%) đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 937 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 110 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Ðánh giá về những kết quả thực hiện giai đoạn 2021-2022, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: Với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành nông nghiệp đã thực hiện hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Với phương châm thích ứng linh hoạt, ngành nông nghiệp đã thực hiện hiệu quả đề án, kế hoạch cơ cấu lại ngành toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, vận hành theo cơ chế thị trường, ứng dụng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó chuyển đổi số là động lực chủ yếu tạo giá trị gia tăng và chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Về phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: Tập trung tăng cường công tác truyền thông, phổ biến thông tin và tổ chức thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nghị quyết khác liên quan.

Ðẩy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 150/QÐ-TTg ngày 28/1/2022. Theo đó, tiếp tục thực hiện chuyển nhanh tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp ở tất cả các cấp từ Trung ương đến địa phương.

Rà soát, hoàn thiện và triển khai có hiệu quả cơ chế, chính sách, tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp. Ðồng thời thu hút các nguồn lực để thực hiện đột phá chiến lược trong phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa.

Tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế; mở cửa thị trường, thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Trong quá trình phát triển, có các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu ■

Trồng nho sạch, cho thu nhập cao ở Ninh Thuận.

Lãnh đạo Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH và CN) Ninh Thuận thuộc Sở KH và CN tỉnh Ninh Thuận chia sẻ: Từ năm 2016 đến nay, Trung tâm đã thực hiện bốn dự án cấp nhà nước về đưa KH và CN ứng dụng vào nông nghiệp. Thông qua các dự án, đã giúp nông dân vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và học tập các quy trình kỹ thuật công nghệ tiên tiến, từng bước tham gia xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông sản tại địa phương. Người dân cơ bản thay đổi được phương thức sản xuất lạc hậu và có ý thức bảo vệ môi trường hơn.

Trong 5 năm qua, Trung tâm đã tiếp nhận và chuyển giao 17 quy trình công nghệ cho người dân tại bảy huyện, thành phố. Hầu hết các quy trình đều phù hợp trình độ và điều kiện sản xuất của tỉnh Ninh Thuận. Tiêu biểu là dự án xây dựng mô hình ứng dụng tưới tiết kiệm nước trong sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là phương pháp tưới phun mưa, nhỏ giọt, giảm lượng nước rất lớn so với tưới rãnh truyền thống, phù hợp điều kiện địa bàn khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh. Trước đây, nguồn nước tưới ở khu vực này đều là nước ngầm. Vào mùa khô, các khu vực trồng hành, tỏi, nho và táo… thường xuyên thiếu nước, khiến cây sinh trưởng kém, nhiều người dân đã bỏ hoang đất. Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước đã làm giảm áp lực khai thác nước ngầm và đủ nước sử dụng trong cả mùa khô cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện phục hồi hệ sinh thái của các vùng đất bị hạn, xói mòn và có nguy cơ sa mạc hóa. Hiệu quả nhất, thu nhập của người dân tăng cao. Hiện, thu nhập của người dân từ trồng rau, hành, tỏi đạt từ 116 đến hơn 156 triệu đồng/ha, cây ăn quả đạt hơn 377 triệu đồng/ha. Tính trung bình, lợi nhuận mỗi năm tăng từ 59% đến 80% so với trồng theo phương pháp trước đây.

Bên cạnh đó, Trung tâm đã triển khai các dự án xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững như: Ứng dụng tiến bộ KH và CN xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững vùng đồng bào dân tộc Raglai đặc biệt khó khăn ở huyện Bác Ái; mô hình trồng rau an toàn bằng công nghệ thủy canh trong nhà màng quy mô lớn; mô hình trồng thâm canh một số giống cây ăn quả chất lượng cao kết hợp trồng cây sa nhân tím dưới tán vườn tại huyện miền núi Ninh Sơn, Bác Ái. Đánh giá về hiệu quả đạt được của các dự án nêu trên, lãnh đạo Trung tâm cho biết, dự án đã tạo ra sản lượng hơn 2.144 tấn nông sản các loại và 872 tấn cỏ phục vụ chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho các hộ dân vùng đồng bào dân tộc Raglai.

Để triển khai các nhiệm vụ nêu trên, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ KH và CN đã cử nhiều cán bộ phối hợp cán bộ nông nghiệp các xã tham gia các lớp đào tạo, tiếp nhận công nghệ; tổ chức đào tạo, tập huấn chuyển giao các quy trình công nghệ, kỹ thuật cho các kỹ thuật viên địa phương và hơn 2.500 lượt nông dân tại các vùng dự án triển khai. Đây là lực lượng quan trọng để tiếp tục duy trì và phát triển nhân rộng các mô hình dự án sau khi kết thúc. Đến nay, Trung tâm đã làm chủ một số quy trình công nghệ như: trồng rau thủy canh; tưới tiết kiệm nước; chế biến thức ăn gia súc; trồng luân canh, xen canh, thâm canh…

Cùng với đó, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng một số mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp. Sở KH và CN tỉnh Ninh Thuận cho biết, đầm Nại (huyện Ninh Hải) là một trong những đầm phá ven biển của Việt Nam, điển hình cho kiểu thời tiết khô hạn ven biển, có nguồn lợi thủy sản phong phú, nằm trong khu vực dân cư tập trung của huyện. Nghề khai thác, nuôi trồng thủy sản nơi đây khá phát triển, tạo nhiều việc làm cho người dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nước lợ tại đầm Nại đang đối diện khó khăn do dịch bệnh và rào cản về thị trường xuất khẩu vì tôm bị dư lượng kháng sinh và hóa chất… Nhiều người dân đã bỏ hoang ao đìa, tìm công việc khác. Trước tình trạng này, UBND tỉnh, Bộ KH và CN và Sở KH và CN tỉnh đã giao Trung tâm Giống hải sản cấp I Ninh Thuận chủ trì thực hiện dự án xây dựng một số mô hình nuôi trồng thủy sản phù hợp nhằm tạo sinh kế bền vững cho các xã ven đầm Nại. Trong đó, đáng chú ý là ứng dụng nuôi hàu Thái Bình Dương và cá mú đen chấm đỏ tại năm xã ven đầm Nại. Đến nay, sau 5 năm triển khai, dự án giải quyết việc làm cho hơn 100 lao động trực tiếp sản xuất và 150 lao động gián tiếp, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức về KH và CN trong sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Các dự án đưa KH và CN vào sản xuất nông nghiệp đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã cơ bản thực hiện đúng mục tiêu đề ra, từng bước giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp địa phương cũng như điều kiện canh tác, đất đai, khí hậu và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các mô hình dự án nhận được sự quan tâm, ủng hộ của chính quyền địa phương và người dân, cho nên đã phát huy hiệu quả. Nhiều hộ tham gia dự án đã vươn lên thoát nghèo, qua đó giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm của tỉnh./.

https://nhandan.com.vn/khoahoc-congnghe/ninh-thuan-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-639117/