Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết
Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết
Chuyên viên BHXH TP.HCM làm thủ tục BHXH cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH
Bạn tôi, 51 tuổi, làm nhân sự ở một công ty nước ngoài 18 năm qua, từ khi công ty mới mở tại Việt Nam. Nay công ty giảm biên chế, nhận số tiền bồi thường mấy trăm triệu đồng mà buồn muốn khóc.
Nhưng đây là những trường hợp rất hiếm trong biết bao người mất việc ở tuổi xấp xỉ 50, khi tuổi hưu còn xa nhưng cơ hội xin việc mới với công việc tương tự thật quá khó. Không hẳn vì họ đã "già" mà thực tế các công ty khác cũng không có nhu cầu tuyển người mới, cho dù là người có chuyên môn cao. Tìm việc mới, hưởng lương khởi điểm như người trẻ thật sự đắng chát với phần đông người mất việc.
Một người mất việc luôn là nỗi lo của một gia đình. Ở tầm tuổi này nhiều người còn lo học phí cho con, lo sức khỏe cha mẹ già và cho chính mình. Không phải ai cũng có "của để dành" từ nhiều năm trước. Người mất việc độ tuổi này thường phải nhắm đến việc buôn bán nhỏ, lao động tự do khi sức khỏe đã bắt đầu xuống dốc.
Vì thực tế này, người tuổi 50 mất việc thật sự là một vấn đề liên quan đến an sinh xã hội. Đây cũng là một sự lãng phí xã hội khi nhiều người có chuyên môn không được phát huy khả năng. Việc này cần được lưu tâm hơn về mặt chính sách. Và mỗi người, từ thực tế này, phải tự tính cách "phòng thân" từ sớm để đỡ chơi vơi bấp bênh khi chẳng may mất việc. Lo xa tránh nỗi buồn gần, chứ biết sao giờ!
Tuổi nghỉ hưu của người lao động đang dần tiến đến 60 với nữ và 62 với nam. Tuy nhiên, hàng loạt lao động phổ thông ở độ tuổi 40 - 50 bị mất việc do doanh nghiệp giải thể, cắt giảm nhân sự và tình trạng này đang gây nhiều hệ lụy.