Mua Nhà Ở Xã Hội Thủ Đức

Mua Nhà Ở Xã Hội Thủ Đức

Nhà ở xã hội tại quận 7 (TP.HCM) - Ảnh: TRÚC PHƯƠNG

Nhà ở xã hội tại quận 7 (TP.HCM) - Ảnh: TRÚC PHƯƠNG

Nên hỗ trợ nhiều ngân hàng cùng tham gia cho vay

TS Lê Xuân Nghĩa - thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - đánh giá: "Đề xuất của Vingroup và Techcombank về một gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội đúng với nguyên tắc cho vay mua nhà ở.

Nguyên tắc cho vay mua nhà ở là cho vay dài hạn, mức độ dài hạn phụ thuộc vào thu nhập bình quân của người lao động.

Thông thường các nước châu Âu họ tính toán cho vay từ 30 - 35 năm trở lên. Cá biệt vùng nói tiếng Đức tại Thụy Sĩ họ cho vay mua nhà với kỳ hạn tới 80 năm và không thu tiền gốc, họ chỉ thu tiền lãi.

Vì sau 80 năm lạm phát ăn hết tiền gốc rồi nên họ chỉ thu tiền lãi, cho vay mua nhà ở điều quan trọng nhất là kỳ hạn vay phải dài, như ở Mỹ là vay 30 năm".

Vấn đề thứ hai theo TS Lê Xuân Nghĩa là lãi vay mua nhà ở nhiều nước thường được chính phủ hỗ trợ, nếu các ngân hàng, doanh nghiệp tự nguyện đề xuất hỗ trợ người mua nhà thì quá tốt.

Và để các ngân hàng tham gia hỗ trợ người mua nhà ở xã hội thì ngoài việc nới room tín dụng, chính phủ cũng có thể xem xét giảm dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng. Hiện tỉ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại theo quy định là 3%, với những ngân hàng cho vay mua nhà ở xã hội có thể giảm xuống 2,5%.

Hơn nữa, chính phủ hoàn toàn có thể phát hành trái phiếu chính phủ để cấp bù chênh lệch lãi vay trong hoạt động cho vay mua nhà ở xã hội. Đây là khoản chính phủ tài trợ cho người dân mua nhà, ngân sách phải chịu trách nhiệm.

Bản chất là chính phủ vay tiền của dân để tài trợ cho dân, vay người giàu tài trợ cho người nghèo. Điều này tránh được việc chính phủ phát hành trái phiếu tài trợ cho các ngân hàng thương mại, thay vào đó sẽ tài trợ trực tiếp cho người dân mua nhà. Cách làm này nhiều nước họ đã làm, điều này luật cũng cho phép, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết thêm.

Theo Bộ Xây dựng, đề xuất của Vingroup và Techcombank có nhiều điểm trùng hợp với những ưu đãi của gói tín dụng 120.000 tỉ đồng đang được bốn ngân hàng thương mại nhà nước triển khai.

Vì thế, Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước xem xét tăng thời hạn cho vay ưu đãi, hạ mức lãi vay gói 120.000 tỉ đồng ở mức thấp hơn lãi vay thương mại thông thường từ 3 - 5%.

Đồng thời khuyến khích thêm các ngân hàng thương mại tham gia gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỉ đồng.

Vingroup và Techcombank đề xuất gói tín dụng ưu đãi mới cho nhà ở xã hội với lãi vay 4,8%/năm, thời hạn vay 30 năm - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Nên phát triển mô hình nhà ở xã hội cho thuê

Với đa số người thu nhập thấp, trung bình thấp thì cơ bản không thể mua nhà, kể cả với lãi suất 0% vì gốc họ còn không trả được chứ chưa bàn đến lãi vay.

Thực tế có rất ít người thu nhập thấp, thu nhập trung bình vay tiền để đi mua nhà sau đó lại trả được cả gốc và lãi suất.

Do đó, Nhà nước cần ưu tiên phát triển mô hình nhà ở xã hội cho thuê, thậm chí cần hỗ trợ người thu nhập thấp để có mức thuê phù hợp.

Như vậy mới giải được bài toán nhà ở cho đa số người thu nhập thấp tại đô thị.

Nhiều người sẽ có cơ hội mua nhà

Trước đó Vingroup và Techcombank đề xuất gói vay mới dành cho người mua nhà ở xã hội với lãi vay bằng với mức lãi vay Ngân hàng Chính sách xã hội đang cho người mua nhà vay khoảng 4,8%/năm và cố định trong năm năm đầu tiên.

Thời hạn cho vay 30 năm, tài sản đảm bảo cho khoản vay mua nhà ở xã hội chính là các dự án nhà ở xã hội.

Đối tượng vay theo đề xuất của Vingroup và Techcombank là tất cả những cá nhân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội theo danh sách do chủ đầu tư dự án xác minh và cung cấp. Mức cho vay mua nhà ở xã hội tối đa đến 100% giá trị hợp đồng mua bán nhà ở xã hội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Hữu Nghĩa - tổng giám đốc Công ty Lê Thành - cho hay nếu Chính phủ thông qua gói vay ưu đãi cho nhà ở xã hội với lãi suất 4,8%/năm thì người thu nhập thấp sẽ tiếp cận vốn rẻ để mua nhà như gói 30.000 tỉ đồng trước đây. Với mức lãi suất này người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội.

Vấn đề đặt ra, theo ông Nghĩa, là làm sao có nhiều nguồn cung nhà ở xã hội cho người dân mua. Muốn làm được điều này phải gỡ vướng thủ tục pháp lý cho các dự án nhà ở xã hội, xây dựng một quy trình thông thoáng về cấp phép nhà ở xã hội chứ không thể áp quy trình cấp phép nhà ở thương mại cho nhà ở xã hội như hiện nay.

Việc cấp phép nhà ở xã hội thời gian qua khó hơn xin cấp phép nhà ở thương mại. Quy trình cấp phép nhà ở xã hội cần rõ ràng, quy định rõ một dự án nhà ở xã hội được cấp phép trong bao nhiêu ngày, cơ quan nào giải quyết khâu nào, trong bao lâu phải xong.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Quốc Khánh - phó chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam - cũng cho rằng nếu gói vay mua nhà ở xã hội đạt được cả hai điều kiện lãi vay 4,8%/năm, thời hạn vay 30 năm thì quá tốt.

Hai điều kiện bắt buộc với người mua nhà ở xã hội hiện nay là khả năng thu nhập và phải có 30% vốn tự có. Nên ông Khánh nhấn mạnh cần có những chính sách hỗ trợ người lao động ổn định thu nhập.

Cái lo nhất của người mua nhà là thu nhập không ổn định, lúc họ có việc, lúc không nên không có tiền trả nợ. Nếu họ có thu nhập ổn định thì sẽ có đủ khả năng mua nhà.

Bàn về gói tín dụng ưu đãi cho người mua nhà ở xã hội vừa được Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng, nhiều chuyên gia kinh tế khẳng định sẽ không bao giờ có một chính sách bao trùm tất cả.

Đối với nhóm người thu nhập thấp không tiền thuê nhà, tiền ăn thì cần có chính sách hỗ trợ họ thuê nhà lưu trú, xây dựng nhà lưu trú cho thuê với giá phù hợp. Cần phân biệt rõ ràng chứ không phải đối tượng nào cũng có thể sở hữu nhà ở xã hội.

Và ngay cả với mức lãi suất cho vay 4,8%/năm thì hai vợ chồng, mỗi người phải có thu nhập từ 12-15 triệu đồng/tháng thì mới đủ khả năng vay tiền ngân hàng để mua nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, với lãi suất 4,8%/năm chắc chắn Nhà nước sẽ phải bỏ ngân sách để tái cấp bù lãi suất như đã từng làm khi ban hành gói 30.000 tỉ đồng trước đây, một chuyên gia phân tích.

Nhà ở xã hội tại TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chưa có nhà ở hoặc diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15 m2

1. Trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình được xác định khi đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở và vợ hoặc chồng của đối tượng đó (nếu có) không có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, Văn phòng/Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội đó thực hiện việc xác nhận đối với trường hợp quy định tại Khoản này.

2. Trường hợp đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn 15 m2 sàn/người. Diện tích nhà ở bình quân đầu người quy định tại Khoản này được xác định trên cơ sở bao gồm: người đứng đơn, vợ (chồng) của người đó, cha, mẹ (nếu có) và các con của người đó (nếu có) đăng ký thường trú tại căn nhà đó.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận diện tích nhà ở bình quân đầu người, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc xác nhận đối với trường hợp quy định tại Khoản này".