DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Theo đó, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
- Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
- Trường hợp điều kiện kinh tế - xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
* Theo đó, khi tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có sự thay đổi như sau:
Mức chuẩn trợ giúp xã hội (500 nghìn đồng)
Cụ thể, cho người người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật từ 01/7/2024 như sau:
Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật
(1) Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng
(2) Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng
(3) Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng
(4) Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng
Quy định về xác định mức độ khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
(1) Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
(2) Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
(3) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp (1) và (2).
Việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện. Trong các trường hợp sau đây thì việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng giám định y khoa thực hiện:
- Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật;
- Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
- Có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không khách quan, chính xác.
Trường hợp đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động thì việc xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Chính phủ.
Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật là đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Về mức hỗ trợ, từ 01/7/2021, mức chuẩn trợ giúp xã hội sẽ tăng lên 360.000 đồng/tháng (thay vì 270.000 đồng/tháng như quy định trước đây). Theo đó, căn cứ Điều 6 Nghị định 20, người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
– 720.000 đồng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;- 900.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
– 540.000 đồng đối với người khuyết tật nặng;
– 720.000 đồng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Căn cứ Điều 9, người khuyết tật thuộc đối tượng trợ cấp xã hội hàng tháng sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Trường hợp được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Email: [email protected]
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
1. Thế nào là người khuyết tật nhẹ:
Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp được quy định về người khuyết tật nặng, hay người khuyết tật đặc biệt nặng. Họ là những chủ thể bị khuyết tật, khiếm khuyết một bộ phận nào đó trên cơ thể. Song, khuyết tật đó không làm mất đi khả năng sinh hoạt của họ. Các chủ thể này vẫn có thể tự mình thực hiện các công việc của một người bình thường. Hoặc sự khiếm khuyết chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống của họ một phần chứ không phải hoàn toàn.
2. Cách phân biệt và căn cứ để phân loại các mức độ khuyết tật:
Điểm khác biệt lớn nhất dùng để phân biệt người khuyết tật nhẹ, nặng và đặc biệt nặng của các cá nhân là khả năng kiểm soát được hành vi, sự phụ thuộc vào người chăm sóc. Càng ở mức độ nặng, thì người khuyết tật càng khó, hoặc không thể điều khiển được hành vi của mình; phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc. Hội Hội đồng xác định sẽ xác định vào khả năng kiểm soát hành vi, tính phụ thuộc; và quan sát trực tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật.
Sự phân biệt người khuyết tật nhẹ, nặng, đặc biệt nặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đưa ra phương hướng hỗ trợ một cách tốt nhất; nhằm tạo điều kiện để các chủ thể này được phát triển trong một điều kiện ổn định và toàn diện nhất.
3. Căn cứ xác định mức khuyết tật nhẹ:
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%”.
Theo đó, căn cứ xác định mức độ khuyết tật là khả năng thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội và phương pháp khác để đánh giá khả năng thực hiện hoạt động trên. Đối chiếu quy định trên thì giám định khuyết tật bị suy giảm 60% khả năng lao động có thể được xác định là người khuyết tật nhẹ.
4. Các chế độ cho người khuyết tật nhẹ
Căn cứ Khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;
d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.
… 3. Người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 9 Nghị định 136/2013/NĐ-CP
1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 5 Nghị định này;
b) Con của người đơn thân nghèo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định này;
c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng;
d) Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí…”
Như vậy, người khuyết tật nhẹ sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng; hỗ trợ kinh phí chăm sóc; cấp thẻ bảo hiểm y tế cũng như mai táng phí khi qua đời.
Tuy nhiên, theo quy định tại Luật người khuyết tật năm 2010 và các văn bản liên quan thì người khuyết tật nhẹ sẽ được hưởng các hỗ trợ về giáo dục; dạy nghề và việc làm; văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch;…
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: [email protected] hoặc qua Tổng đài tư vấn: 0936.65.3636 – 0972.17.27.57 để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Sao Sáng. Trân trọng cảm ơn!