Thị Trường Xuất Khẩu Lao Động Úc

Thị Trường Xuất Khẩu Lao Động Úc

Trong tổng số 45.058 người lao động (NLĐ) ra nước ngoài làm việc năm 2021, có đến 39.041 người chọn sang Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Cụ thể, có 19.531 NLĐ Việt Nam chọn sang Đài Loan làm việc và 19.510 người chọn Nhật Bản. Các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) dự đoán năm nay, 2 thị trường chủ lực này sẽ tiếp tục thu hút NLĐ Việt Nam đến làm việc.

Trong tổng số 45.058 người lao động (NLĐ) ra nước ngoài làm việc năm 2021, có đến 39.041 người chọn sang Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Cụ thể, có 19.531 NLĐ Việt Nam chọn sang Đài Loan làm việc và 19.510 người chọn Nhật Bản. Các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) dự đoán năm nay, 2 thị trường chủ lực này sẽ tiếp tục thu hút NLĐ Việt Nam đến làm việc.

Ngành nghề đa dạng, thu nhập hấp dẫn, chi phí thấp, lại gần về khoảng cách địa lý nên Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) đang là điểm đến của đông đảo người lao động Việt Nam

Trong tổng số 45.058 người lao động (NLĐ) ra nước ngoài làm việc năm 2021, có đến 39.041 người chọn sang Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Cụ thể, có 19.531 NLĐ Việt Nam chọn sang Đài Loan làm việc và 19.510 người chọn Nhật Bản. Các chuyên gia trong lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) dự đoán năm nay, 2 thị trường chủ lực này sẽ tiếp tục thu hút NLĐ Việt Nam đến làm việc.

Vui mừng trước kết quả hơn 600 hồ sơ xin visa của doanh nghiệp mình đã được duyệt chỉ sau nửa tháng Nhật Bản tuyên bố nới lỏng giãn cách, ông Lê Long Sơn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Esuhai Group, cho biết bộ phận liên quan đã làm việc cật lực để giải quyết một lượng lớn hồ sơ xin visa của NLĐ đang theo học tại Công ty TNHH Esuhai.

Thực tập sinh của Công ty TNHH Esuhai tích cực học tập để sớm sang Nhật Bản làm việc

Ông Sơn cho rằng thời gian chờ đợi để được xuất cảnh đã khá lâu cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý của NLĐ. Vì thế, khi Nhật Bản thông báo mở cửa và tiếp nhận hồ sơ đăng ký trở lại, cả NLĐ lẫn doanh nghiệp phái cử lao động đều rất phấn khởi.

Cùng với đó, việc chiêu sinh, tuyển dụng ứng viên quan tâm chương trình đi làm việc tại Nhật Bản dần khởi sắc trở lại. NLĐ cũng an tâm hơn khi tìm kiếm cơ hội việc làm, tăng thu nhập sau thời gian ảnh hưởng đại dịch Covid-19 vừa qua.

Theo ông Sơn, Công ty TNHH Esuhai đang thực hiện cùng lúc 5 chương trình đưa NLĐ, học sinh sang Nhật Bản làm việc và học tập, gồm: thực tập sinh, kỹ sư, du học sinh, chăm sóc viên Kaigo và kỹ năng đặc định. "Với phương châm "Chọn giáo dục và việc làm là cơ sở cốt lõi cho sự phát triển một xã hội phồn vinh và bền vững nhất", Esuhai mong muốn NLĐ khi tham gia chương trình làm việc tại Nhật Bản sẽ không chỉ đi để kiếm tiền mà còn học tập, lĩnh hội kiến thức, công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt là văn hóa coi trọng lao động và cống hiến. Nguồn nhân lực này khi trở về nước, trước tiên là có đủ khả năng khởi nghiệp, làm giàu cho bản thân; sau đó góp phần xây dựng quê hương, đất nước" - ông Sơn nhấn mạnh.

Cùng chung niềm vui, bà Lê Thị Mỹ Hạnh, Tổng Giám đốc Công ty CP Dịch vụ XKLĐ và Chuyên gia Suleco, cho biết hơn 600 thực tập sinh và kỹ sư sắp sang Nhật Bản làm việc trong các lĩnh vực thực phẩm, cơ khí, xây dựng, ôtô, điều dưỡng… Đây là những ngành nghề mà Nhật đang thiếu hụt nhân sự trầm trọng. Đây cũng là những ngành nghề rất thích hợp với thể trạng, sức lực, trí lực của NLĐ Việt Nam; có mức thu nhập tương xứng, từ 28-40 triệu đồng/tháng.

"Theo tôi, các bạn trẻ nếu chưa có việc làm tốt hơn ở Việt Nam thì nên sang Nhật Bản. Ở đó, NLĐ sẽ có cơ hội học hỏi kỹ thuật tiên tiến, trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp của một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới và có mức thu nhập tương xứng. Hơn nữa, với 3 năm hay 5 năm ở Nhật, NLĐ sẽ thấu hiểu tinh thần làm việc của người Nhật, thấu hiểu văn hóa của nước bạn. Đó là tố chất để dễ thành công hơn trong sự nghiệp về sau của NLĐ" - bà Hạnh nhìn nhận.

Đài Loan - thị trường "dễ tính"

Có khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, nhiều năm nay, Đài Loan đã được hàng trăm ngàn lao động Việt Nam chọn là điểm đến để làm việc, cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, trong tổng số 147.387 lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc năm 2019, Đài Loan tiếp nhận đến 54.480 người - chiếm 37%.

Ông Đỗ Văn Hoan, Trưởng Phòng Thị trường Đài Loan - Nhật Bản, Công ty CP Nhân Đạt - Kesa Group (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), cho rằng Đài Loan vẫn là thị trường trọng điểm về XKLĐ trong năm 2022. Điều kiện tuyển lao động đi Đài Loan làm việc so với các thị trường khác có phần "dễ tính" hơn. Để tham gia thi tuyển lao động sang Đài Loan làm việc, NLĐ chỉ cần đáp ứng được các điều kiện: Tuổi từ 20-45 đối với công việc trong nhà máy, công xưởng, hộ lý viện dưỡng lão và tuổi từ 23-49 đối với lao động làm giúp việc gia đình; có sức khỏe tốt, chiều cao và cân nặng không hạn chế.

"Dù điều kiện đầu vào tương đối dễ như vậy nhưng mức lương ở Đài Loan hiện cũng khá. Từ ngày 1-1, Đài Loan đã điều chỉnh mức lương cơ bản theo tháng tăng lên mức 25.250 Đài tệ/tháng (tương đương 20,3 triệu đồng), chưa tính các khoản làm thêm giờ. Đa số những đơn hàng mà Kesa đang tuyển thì mức lương cũng từ 25 đến 30 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí để sang Đài Loan thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản hay Hàn Quốc" - ông Hoan so sánh.

Thông thường, có 2 dạng đơn hàng khi đi XKLĐ Đài Loan. Đó là đơn hàng với các công việc yêu cầu tay nghề như: May mặc, cơ khí, hàn xì, đúc ép, tiện, mộc và đơn hàng với các công việc không yêu cầu tay nghề: Thực phẩm, nông nghiệp, thủy sản, linh kiện điện tử… Các công việc này đều có hợp đồng ban đầu là 3 năm. Tuy nhiên, khi tham gia XKLĐ sang Đài Loan, NLĐ không quá lo lắng về thời hạn hợp đồng. Điều đặc biệt ở thị trường Đài Loan là NLĐ có thể được gia hạn hợp đồng tối đa tới 12 năm.

"So với những công việc tương đương khi làm trong nước, NLĐ sang Đài Loan sẽ có được mức thu nhập tốt hơn. Song song với đó là cơ hội trải nghiệm cuộc sống mới, lĩnh hội nhiều kiến thức thú vị trên vùng lãnh thổ Đài Loan. Tôi nghĩ đó là hành trang thú vị trong sự nghiệp của bất kỳ ai có cơ hội" - ông Hoan bày tỏ.

Kỳ tới: Hướng đến thị trường thu nhập cao

Hơn 2.000 lao động ra nước ngoài làm việc sau Tết

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ đầu năm 2022 đến ngày 15-3, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 2.026 người. Cụ thể, Nhật Bản tiếp nhận 451 lao động, Singapore là 363 lao động, Hàn Quốc là 325 lao động, Đài Loan (Trung Quốc) có 248 lao động, Trung Quốc là 174 lao động, Hungary là 99 lao động...

Sau hơn 2 năm ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, từ tháng 5 năm 2022, thị trường xuất khẩu lao động ở Vĩnh Phúc bắt đầu có sự phục hồi tích cực, năm 2023, công tác xuất khẩu lao động ở các địa phương sẽ được quan tâm, thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh dịch bệnh ở các nước đã được đẩy lùi, thị trường lao động được mở rộng, người lao động có cơ hội lựa chọn việc làm, thu nhập tốt hơn... Với mục tiêu đưa 1.000 lao động Vĩnh Phúc đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023, các cấp, ngành đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp.

Lớp học ngoại ngữ của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2022, toàn tỉnh có 800 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đã xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu cho các đơn vị, đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thu hút người tham gia xuất khẩu lao động, giới thiệu những thị trường lao động có thu nhập cao, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tạo thuận lợi cho người lao động vay vốn.

Nhằm tổ chức kết nối cung – cầu lao động thuận tiện, kịp thời, khả thi thông qua các hoạt động, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã xúc tiến tổ chức các phiên giao dịch tại địa phương, với các hình thức: trực tiếp, trực tuyến, lưu động. Ông Đặng Phú Xuyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: "Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các thị trường, tại các phiên giao dịch định kỳ và lưu động, đơn vị bố trí cán bộ trực riêng tại bàn tư vấn cho lao động xuất khẩu. Ngoài ra, Trung tâm còn tích cực nghiên cứu quy định về trình độ ngoại ngữ của từng đơn hàng để lựa chọn, tổ chức các đợt kiểm tra, bảo đảm năng lực học viên khi kết thúc khóa học."

Để đạt được kế hoạch kết nối, giới thiệu cung ứng 60 lao động đi làm việc tại nước ngoài trong năm 2023, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã lên kế hoạch tập trung cho đợt tuyên truyền, vận động người lao động tham gia xuất khẩu lao động. Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm; phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động; tổ chức phiên giao dịch việc làm nhằm tư vấn, tạo điều kiện cho bộ đội xuất ngũ tham gia vào thị trường xuất khẩu lao động. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ người lao động tham gia xuất khẩu lao động, cụ thể là chính sách hỗ trợ vay vốn đi xuất khẩu lao động.

Theo chia sẻ của doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài thì sau 2 năm “đóng băng” do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, nửa cuối năm 2022, thị trường xuất khẩu lao động bắt đầu hồi phục trở lại, đặc biệt vào những tháng cuối năm, khi nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh. “Nhu cầu tuyển dụng lao động của các thị trường nước ngoài bắt đầu tăng nhanh, đặc biệt tại thị trường Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nguồn cung khá dồi dào, nếu như trước đây, công ty phải lập nhiều kênh để tuyển dụng thì hiện nay, việc tuyển dụng đã dễ dàng hơn vì nhu cầu đi làm việc nước ngoài tăng mạnh. Tiêu chí tuyển dụng không khắt khe, thời gian xuất cảnh sớm hơn, chi phí xuất cảnh thấp, các chế độ hỗ trợ vay vốn cho người lao động, đồng thời thu nhập của người lao động tăng do đối tác tăng lương cũng như chế độ phúc lợi cho người lao động” - ông Cao Văn Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ cao Phúc Thái chia sẻ.

"Bên cạnh đó, doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều chính sách ưu đãi, sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng 3 năm sẽ được gia hạn thêm từ 2 đến 5 năm theo chương trình Tokutei khi người lao động có nhu cầu, đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cũng như kỹ năng chuyên môn. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản rất “khát” lao động với mức lương từ 20 – 40 triệu đồng/ người/ tháng, trong khi nguồn cung lao động của tỉnh có nhiều tiềm năng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nước sở tại nên năm 2022 chúng tôi đã tuyển dụng được gần 100 lao động trên địa bàn tỉnh đi xuất khẩu lao động. Khi về nước, người lao động dễ tìm kiếm được việc làm bởi Nhật Bản đang đầu tư rất nhiều dự án tại Việt Nam, trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc” - ông Hải cho biết thêm.

Cán bộ Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên hướng nghiệp, tư vấn nghề cho bộ đội xuất ngũ

Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên, Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc, từ đầu năm đã có khá nhiều bộ đội xuất ngũ đến tìm hiểu về thị trường lao động ở nước ngoài. Theo lãnh đạo Trung tâm, từ đầu năm đến nay, Trung tâm hoàn thành 20 đơn hàng đi Nhật Bản, đây được coi là một tín hiệu vui về xuất khẩu lao động trong năm Quý Mão. Bên cạnh đó, việc áp dụng chính sách hỗ trợ vay vốn xuất khẩu lao động (theo Nghị quyết số 07 của HĐND tỉnh) được triển khai thuận lợi, có sự đổi mới, ưu việt hơn như: người lao động có thể vay vốn lên tới 200 triệu đồng để xuất cảnh, bảo đảm chi phí lên đến 100%, từ đó gần như không có gánh nặng đối với các lao động xuất cảnh. Bên cạnh các thị trường truyền thống như: Hàn Quốc, Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động làm việc trong lĩnh vực điều dưỡng cho các bệnh viện, viện dưỡng lão với mức lương từ 30 - 40 triệu đồng/tháng/người, thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp còn có các đơn hàng hấp dẫn ở Đức, NewZealand, Hunggary... Năm nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên phấn đấu đưa khoảng 200 trường hợp đi lao động ở nước ngoài, hiện đơn vị đang phối hợp với hơn 10 doanh nghiệp thực hiện tuyển dụng các đơn hàng xuất khẩu.

Để đạt mục tiêu năm 2023 toàn tỉnh đưa 1.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương, chính sách của tỉnh về công tác xuất khẩu lao động; nâng cao hiệu quả công tác dịch vụ việc làm, hỗ trợ phát triển thị trường lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; triển khai kế hoạch phát triển ứng dụng chuyển đổi số gắn với tư vấn hướng nghiệp nghề, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên; phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền các chủ trương, chính sách của tỉnh về công tác xuất khẩu lao động; thông tin kịp thời tình hình thị trường lao động, các chương trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; thông tin về các đơn vị dịch vụ việc làm, doanh nghiệp được giới thiệu và tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tăng cường quản lý đối với các doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng trụ sở chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đào tạo ngành nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động ở nước ngoài. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển chọn, đào tạo lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn theo yêu cầu của các bên tiếp nhận. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ, trực tuyến, đẩy mạnh hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài về nước nhằm kết nối cung – cầu lao động.