Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu hay lợi nhuận? Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế quan trọng, là khoản thu lớn của Nhà nước và trực tiếp phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách tính loại thuế này. Vậy căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu hay lợi nhuận? Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế quan trọng, là khoản thu lớn của Nhà nước và trực tiếp phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được cách tính loại thuế này. Vậy căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Ngày 28/5/2022, Chính Phủ ban hành Nghị định 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022.
Năm 2022, doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN.
Trong đó, Chính Phủ quy định Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế TNDN năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được quy định tại Điều 3 Nghị định này. Thời gian gia hạn được quy định tại Nghị định 34/2022/NĐ-CP là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, theo quy định trên đây, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính căn cứ trên thu nhập tính thuế và thuế suất TNDN. Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định về mức thuế suất TNDN năm 2022, doanh thu tính thuế, các khoản được trừ và không được trừ,... để xác định đúng số thuế TNDN. Ngoài ra, để được tư vấn thông tin về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Năm 2022 có nhiều vấn đề đổi mới về luật thuế, nếu không kịp thời cập nhật sẽ dẫn đến sai sót trong quá trình quyết toán. Do vậy, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tính thuế TNDN, bài viết dưới đây của E-invoice sẽ hướng dẫn các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo Luật thuế TNDN năm 2008 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP, các khoản thu nhập được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN bao gồm: Các khoản chi được trừ:
Các khoản chi không được trừ được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 9, Luật thuế TNDN năm 2008.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản đóng mang tính chất bắt buộc do Nhà nước ban hành thông qua pháp luật. Đây là loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Theo Khoản 1, Điều 2, Luật Thuế TNDN năm 2008, được hướng dẫn tại Điều 2, Nghị định 218/2013/NĐ-CP, đối tượng chịu thuế TNDN:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Profit tax) có thể hiểu là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các thu nhập khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thuế TNDN là loại thuế quan trọng với ngân sách nhà nước.
2. Doanh nghiệp nào phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp?
Theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC, hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định, hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN thì các đối tượng bắt buộc phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:
3. Các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Năm 2022, theo quy định mới, doanh nghiệp khi tính thuế TNDN sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý, mà chỉ cần tạm tính ra số tiền và đi nộp theo số đó (nếu có). Sau đó, cuối năm làm tờ khai quyết toán thuế TNDN. Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên trong quý sau (Theo quy định tại Điều 55, Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14). Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1, Thông tư 96/2015/TT-BTC, xác định thuế TNDN theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế (1) - Phần trích lập quỹ KH&CN (2) x Thuế suất thuế TNDN (3).
Trường hợp doanh nghiệp không có phần trích lập quỹ KH&CN thì công thức tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN.
(2) Phần trích quỹ KH&CN: Tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.
(3) Thuế suất thuế TNDN được xác định như sau:
Các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần nhớ.
(1.3) Khoản kết chuyển theo quy định: Khoản lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế chính là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế, chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước đó. Nếu doanh nghiệp kết toán thuế cả năm mà bị lỗ, sẽ phải chuyển toàn bộ và liên tục vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chịu lỗ không quá 5 năm liên tục kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm. (1.2) Thu nhập miễn thuế: Phần thu nhập này khá ít gặp và chỉ dành cho các doanh nghiệp đặc thù. (1.1) Các khoản thu nhập chịu thuế TNDN: Điều 4, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế TNDN bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các loại thu nhập khác. Công thức xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn 1 hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp sẽ phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động với mức thuế suất tương ứng.
Giảm 30% thuế TNDN phải nộp của năm 2021 với nhiều đối tượng.
Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động do dịch Covid-19 đã quy định: Giảm 30% số thuế TNDN phải nộp năm 2021 cho các trường hợp: Người nộp thuế có doanh thu năm 2021 <200 tỷ đồng, và doanh thu năm 2021 giảm so với năm 2019. >> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử, Báo giá hóa đơn điện tử.
Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 quy định giảm thuế TNDN.
Cụ thể. theo Khoản 1, Điều 1, Nghị định 92/2021/NĐ-CP, việc áp dụng giảm thuế TNDN áp dụng với người nộp thuế là các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 1, Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15, gồm:
Trên đây là một số nội dung cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp và các phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã cung cấp kiến thức hữu ích cho quý độc giả để hoàn thành tốt công việc của mình. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
(Tapchitaichinh.vn) Tại Công văn số 101319/CTHN-TTHT ngày 23/11/2020, Cục Thuế TP. Hà Nội đã hướng dẫn Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm về phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với đơn vị sự nghiệp.
Cục Thuế TP. Hà Nội dẫn chứng, Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
Theo đó, cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng với tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau: Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1 %; Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%; Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%; Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Một trong những đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN (sửa đổi, bổ sung theo Điều 1 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) đã quy định về phương pháp tính thuế.
Theo đó, số thuế TNDN phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế trừ đi phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ (nếu có) nhân với thuế suất thuế TNDN.
Thuế TNDN phải nộp được xác định theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) x Thuế suất thuế TNDN
Đơn vị sự nghiệp, tổ chức khác không phải là DN thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể, đối với dịch vụ (bao gồm cả lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay): 5%, riêng hoạt động giáo dục, y tế, biểu diễn nghệ thuật: 2%; Đối với kinh doanh hàng hóa: 1 %; Đối với hoạt động khác: 2%.
Cục Thuế TP. Hà Nội hướng dẫn, căn cứ quy định trên, trường hợp Trung tâm nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm là đơn vị sự nghiệp có thu, đang kê khai nộp thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; nay tổ chức, sắp xếp lại thành Viện phát triển bảo hiểm Việt Nam là đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư thì Trung tâm căn cứ tình hình hạch toán doanh thu, chi phí thực tế của Trung tâm, đối chiếu các quy định của pháp luật để lựa chọn áp dụng thống nhất phương pháp tính thuế TNDN, thuế GTGT cho phù hợp.