Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 .
Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 .
Ví dụ dưới đây sẽ giúp cụ thể hóa việc tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 40 triệu đồng và nộp các khoản:
Tính thuế TNCN của Ông A tạm nộp trong tháng?
Tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến tùng phần.
TA CÓ: - Thu nhập chịu thuế của Ông A là 40 triệu đồng. - Ông A được giảm trừ các khoản sau: + Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng + Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4,4 × 2 = 8,8 triệu đồng +Tiền BHXH, BHYT: 40 × (7% + 1,5%) = 3,4 triệu đồng Tổng cộng các khoản được giảm trừ của Ông A là: 11 + 8,8 + 3,4 = 23,2 triệu đồng - Thu nhập tính thuế của Ông A là: 40 - 23,2 = 16,8 triệu đồng Như vậy ta có thể tính thuế TNCN của ông A phải nộp theo 2 cách như sau: Cách 1: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của Biểu thuế lũy tiến từng phần Bậc 1: Thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng có thuế suất 5% Mức thuế bậc 1 phải đóng là: 5 × 5% = 0,25 triệu đồng Bậc 2: Thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng có thuế suất 10%: Mức thuế bậc 2 phải đóng là: (10 - 5) x 10% = 0,5 triệu đồng Bậc 3: Thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng có thuế suất 15%: Mức thuế bậc 3 phải đóng là: (16,8 - 10) x 15% = 1,02 triệu đồng Tổng số thuế TNCN Ông A phải tạm nộp trong tháng là: 0,25 + 0,5 + 1,02 = 1,77 triệu đồng. Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo phương pháp rút gọn Thu nhập tính thuế trong tháng 16,8 triệu đồng là thu nhập tính thuế thuộc bậc 3. Vậy số thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau: 16,8 x 0,15% - 0,75 = 1,77 triệu đồng. Trên đây là Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần áp dụng trong tính thuế TNCN. Lưu ý biểu thuế chỉ áp dụng khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và kinh doanh. Các trường hợp có thu nhập khác sẽ tính theo quy định riêng của Luật Thuế thu nhập cá nhân và các văn bản pháp lý liên quan khác. Ngoài ra, Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin về phần mềm ECN - Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử của Thaison Soft vui lòng liên hệ: Hotline trung tâm hỗ trợ 24/7
Hiện nay, người lao động nhận được nhiều khoản phụ cấp từ phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải khoản phụ cấp nào cũng được miễn thuế TNCN. Vậy, phụ cấp trách nhiệm có tính thuế TNCN hay không? Cùng Phần mềm kế toán EasyBooks tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Phụ cấp trách nhiệm là khoản hỗ trợ nhằm bù đắp cho người lao động khi vừa phải thực hiện công việc sản xuất/công tác chuyên môn, nghiệp vụ mà lại phải kiêm nhiệm công tác về quản lý mà nằm ngoài chức vụ lãnh đạo hoặc các công việc yêu cầu người lao động phải có trách nhiệm cao nhưng trong mức lương chưa được xác định.
Về bản chất, phục cấp trách nhiệm được tính là 1 khoản phụ cấp. Vì, mục đích của khoản tiền này dùng để hỗ trợ, bù đắp về điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt,… mà chưa được xác định rõ ràng trong mức lương hoặc tính nhưng chưa đủ.
Biểu thuế TNCN lũy tiến từng phần được quy định như sau:
Các đối tượng được hưởng khoản phụ cấp này là:
Để tính thuế TNCN theo biểu thuế lũy tiến từng phần cần xác định rõ thu nhập tính thuế. Cụ thể cách tính như sau.
Thu nhập tính thuế được tính như sau: (1) Thuế thu nhập cá nhân cần nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất. Trong đó: - Thu nhập tính thuế = Thu nhập phải chịu thuế - các khoản giảm trừ. - Thu nhập phải chịu thuế = Tổng tiền lương nhận được - Các khoản được miễn thuế. Các khoản giảm trừ bao gồm:
Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT- BTC ngày 15/8/2013.
PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LŨY TIẾN TỪNG PHẦN
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh)
Phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần được cụ thể hóa theo Biểu tính thuế rút gọn như sau:
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 22, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau: “1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này.”
Khoản 1 Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
“1. Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này.”
Theo quy định trên người lao động có thu nhập tính thuế từ kinh doanh, tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi 2012, 2014) thì áp dụng Biểu thuế lũy tiến từng phần. >> Tham khảo: Tổng hợp quy định về hoàn thuế TNCN.
Căn cứ theo Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định rõ các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công và phụ cấp được miễn thuế TNCN như sau:
“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.
b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.
b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.
b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.”
Như vậy, căn cứ theo quy định này ta có thể hiểu như sau:
Vì vậy, khoản phụ cấp trách nhiệm sẽ chịu thuế TNCN.