(PLO)- Bạn đọc hỏi mẹ trên 80 tuổi đã được hưởng trợ cấp tiền tuất thì có được hưởng trợ cấp cho người cao tuổi?
(PLO)- Bạn đọc hỏi mẹ trên 80 tuổi đã được hưởng trợ cấp tiền tuất thì có được hưởng trợ cấp cho người cao tuổi?
Cụ thể, luật mới quy định chế độ trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.
Theo đó, người được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi đủ 75 tuổi trở lên và không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Trường hợp đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện quy định sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội trên cơ sở đề nghị của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.
Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước từng thời kỳ. Định kỳ 3 năm, Chính phủ sẽ rà soát, xem xét, điều chỉnh trợ cấp hưu trí xã hội.
Trước đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất mức trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/người/tháng.
Theo tính toán, khi giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội từ 80 xuống 75 tuổi, khoảng 800.000 - 1 triệu người cao tuổi được thụ thưởng.
Chính phủ khuyến khích UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định hỗ trợ thêm cho người hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Ngoài khoản trợ cấp trên, Nhà nước còn hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế, khi chết thì tổ chức, cá nhân lo mai táng được nhận hỗ trợ chi phí mai táng theo pháp luật về người cao tuổi.
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi cũng nêu người nghỉ hưu, không rút bảo hiểm xã hội một lần, chưa đủ điều kiện nhận lương hưu hoặc trợ cấp hưu trí xã hội sẽ được nhận trợ cấp hằng tháng.
Mức trợ cấp thấp nhất bằng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng.
Chính phủ nêu đến cuối năm 2022, cả nước có khoảng 14,4 triệu người nghỉ hưu (55 tuổi trở lên với nữ, 60 tuổi trở lên với nam).
Tuy nhiên, số người có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng hoặc trợ cấp hưu trí xã hội chỉ hơn 5,1 triệu người, tức khoảng 35% số người nghỉ hưu. Trong khi trung ương đặt mục tiêu 60% người nghỉ hưu được hỗ trợ an sinh vào năm 2030.
Số liệu của Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố ngày 17/9 – một ngày trước Ngày Kính lão ở Nhật Bản cho thấy, ước tính có khoảng 36,23 triệu người dân nước này ở độ tuổi trên 65 (tính đến ngày 15/9/2023), chiếm 29,1% dân số. Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản tiếp tục là nước có tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) cao nhất thế giới. Trong nhóm tuổi này, có 20,51 triệu người là nữ giới và 15,72 triệu người là nam giới. Sự chênh lệch này cho thấy tuổi thọ trung bình của nữ giới có xu hướng cao hơn nam giới ở Nhật Bản.
Số người trong độ tuổi trên 75 ở Nhật Bản tăng khoảng 720.000 người so với năm 2022 lên 20,05 triệu người và đây là lần đầu tiên nhóm tuổi này vượt mốc trên 20 triệu người. Nhóm tuổi này bao gồm nhiều người thuộc thế hệ bùng nổ dân số sinh từ năm 1947 đến năm 1949.
Số người từ 80 tuổi trở lên tăng 270.000 người lên khoảng 12,59 triệu người. Đây là lần đầu tiên tỷ lệ người trên 80 tuổi ở nước này vượt ngưỡng 10% trong tổng dân số khoảng 124,6 triệu người.
Viện Nghiên cứu An sinh Xã hội và Dân số Quốc gia Nhật Bản dự báo, những người từ 65 tuổi trở lên sẽ chiếm 34,8% tổng dân số vào năm 2040, khi những người được gọi là thế hệ bùng nổ trẻ em thứ hai sinh từ năm 1971 đến năm 1974 gia nhập nhóm.
Theo Khảo sát lực lượng lao động năm 2022, có tới 9,12 triệu người cao tuổi ở Nhật Bản vẫn làm việc, chiếm 13,6% tổng lực lượng lao động của Nhật Bản. Theo nhóm tuổi, những người từ 65 đến 69 có việc làm chiếm con số cao kỷ lục 50,8%, trong khi nhóm tuổi từ 70 – 74 có việc làm chiếm 33,5%. Những con số này cho thấy, lực lượng lao động ở Nhật Bản đang già đi, đặc biệt là trong các ngành đang thiếu lao động.
Ngành nông lâm nghiệp có 1,01 triệu lao động từ 65 tuổi trở lên, chiếm 52,6% tổng số lao động trong ngành. Trong lĩnh vực y tế và phúc lợi, số lượng lao động từ 65 tuổi trở lên tăng gần 2,7 lần lên 1,04 triệu vào năm 2022 so với một thập kỷ trước đó.
Chi tiêu an sinh xã hội chiếm khoảng 1/3 chi tiêu hàng năm của Chính phủ Nhật Bản, đang tăng vọt khi số người già tăng cao. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã yêu cầu ngân sách 33,73 nghìn tỷ yên (228 tỷ USD) cho năm tài chính 2024, tăng khoảng 587 tỷ yên so với ngân sách ban đầu cho năm tài chính hiện tại./.